"Viện phí cho con hết 2,3 triệu, qua cầu Bến Thủy mất 2,8 triệu đồng"

Thứ ba, ngày 11/04/2017 13:44 PM (GMT+7)
Chi phí điều trị 8 ngày trong bệnh viện hết 2,3 triệu đồng nhưng chị Nguyễn Thị Lan Hương phải mất thêm 2,8 triệu đồng tiền qua trạm thu phí Bến Thủy (Nghệ An) dù không đi đường dự án BOT.
Bình luận 0

Bên cạnh đó, top chủ đề được bàn luận nhiều trên mạng xã hội còn có: Đề xuất lấy một héc ta hồ Thành Công làm dự án tái định cư gây tranh cãi; người đẹp Hà Nội từ chối đại gia và sáu nhà căn phố cổ để chờ chàng trai nghèo, bị xử lý lấn chiếm vỉa hè, một người dân chắp tay vái Phó Chủ tịch TP Buôn Ma Thuột...

Viện phí của con hết 2,2 triệu, qua cầu Bến Thủy mất 2,8 triệu đồng: Khó trách người dân bức xúc

Con bị đau ruột thừa, chị Nguyễn Thị Lan Hương (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đưa bé từ bên này sang bên kia cầu Bến Thủy để mổ và điều trị hết 2,2 triệu đồng viện phí. Nhưng tiền qua lại trạm thu phí 8 ngày tốn gần 2,8 triệu đồng dù không đi mét đường nào trên dự án BOT. Nhiều ý kiến cho rằng với cách thu phí BOT còn nhiều bất cập như hiện nay, khó tránh việc người dân bức xúc. 

imgTrạm thu phí Bến Thủy bị nhiều người dân phản đối. 

Người đẹp Hà Nội từ chối đại gia và sáu nhà căn phố cổ để chờ chàng trai nghèo gây xúc động cộng đồng

img

img

Vợ chồng ông Trương văn Thảo (SN 1926) và bà Bạch Tường Vy (SN 1932)

Được giới thiệu cho một thiếu gia giàu có, sở hữu sáu căn nhà phố cổ Hà Nội nhưng cô gái vẫn một mực từ chối và chờ đợi người thanh niên nghèo từ chiến trường trở về. Câu chuyện về mối tình đẹp như cổ tích giữa ông Trương văn Thảo (91 tuổi) và bà Bạch Tường Vy (85 tuổi) đang khiến nhiều người ngưỡng mộ và cảm phục. 

img

Ảnh minh họa

Đó là cặp vợ chồng ông Trương văn Thảo (SN 1926) và bà Bạch Tường Vy (SN 1932). Hai ông bà hiện sống tại phố Hàng Cót, Hà Nội.

Kể về chuyện tình yêu của mình, ông Thảo cho biết: “Tôi biết nhà tôi từ khi bà 14 tuổi. Tuy nhiên lúc đó chúng tôi nói chuyện với nhau vô tư như những đứa trẻ. Chỉ đến khi tôi tham gia kháng chiến và bị địch bắt về hậu phương, lúc đó, bà ấy mới đuổi theo và nhắn tôi viết thư về. Thế là từ đó, tình cảm trong tôi tự nhiên nảy nở”.

Nhưng mối tình của họ không hề bình lặng. Bà Bạch Tường Vy kể: “Trong lúc ông đi kháng chiến thì ở nhà, bố mẹ tôi lại muốn tôi lấy một người khác. Gia đình nhà đó giàu có và chỉ có một cậu con trai.

Họ tuyên bố thẳng, nếu tôi lấy anh ấy thì họ cho hết cả 6 căn nhà. Nhưng tôi nói, tôi không cần nhà vì nhà tôi cũng đủ giàu rồi. Vậy mà họ vẫn cố tình đến dạm ngõ. Thời xưa lễ dạm ngõ phải có hai buồng cau, một quả đựng chè trong đó có 6. Tôi không đồng ý, họ vẫn để lễ lại. Tuy nhiên tôi vẫn nhất quyết từ chối đám cưới đó”.

7 năm sau, tức là năm 1956, ông Thảo đi kháng chiến trở về thì hai ông bà mới làm đám cưới. “Nói thẳng ra là bà ấy cưới tôi, vì lúc đó tôi không có tiền. Thời đó, tôi là Bí thư quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với mức lương chỉ 18 đồng/tháng. Bố mẹ tôi thì đều đã mất. Đám cưới của chúng tôi không to, chỉ làm 4, 5 mâm cơm để mời anh em, họ hàng. Thế nhưng gia đình bà ấy phải lo toàn bộ chi phí”, ông Thảo cho biết.

Tuy nhiên, điều đáng quý sau 60 năm của cuộc hôn nhân là họ chưa bao giờ cãi vã. Ông bảo: “Tuổi trẻ ai cũng có nhiều người yêu, nhưng từ chuyện yêu đến chuyện có thể chung sống hòa hợp là không hề đơn giản.

Đề xuất lấy một héc ta hồ Thành Công làm dự án tái định cư: Sáng kiến của doanh nghiệp, tối kiến với cộng đồng

Vihaijco - đơn vị được thành phố giao cải tạo chung cư cũ Thành Công, đề xuất lấp một héc ta hồ để xây nhà tái định cư, phần diện tích bị lấp sẽ được đào hoàn trả về phía Bắc trong mặt hồ. Đề xuất trên nhận được nhiều phản hồi trái chiều. Đa số ý kiến cho rằng hồ Thành Công là lá phổi của quận Ba Đình, không thể chỉ vì tiện một số người mà ảnh hưởng đến môi trường. 

img

Hồ Thành Công.

Kiều nữ 9x lên Facebook tuyển 'sơn nữ' sang Trung Quốc làm 'việc nhẹ, lương cao': Ngày càng manh động

Để thực hiện các phi vụ mua bán người, Lô Thị Kim (25 tuổi, quê bản Khì, xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) dù ở Trung Quốc nhưng vẫn thường lên mạng xã hội facebook lừa các cô gái quê nhẹ dạ cả tin ở quê nhà vào bẫy. "Thiên đường" mà Kim "vẽ" ra cho các con mồi như: công việc nhẹ nhàng, thời gian làm việc ít, mức lương cao... khiến các cô gái trẻ dễ dàng bị mê hoặc. Hành trình vây bắt má mì 9x đang nhận được nhiều quan tâm và bình luận từ phía cộng đồng. 

img

Chân dung kiều nữ 9x.

Xếp ghế gỗ dán giấy 'đang có việc' để giữ chỗ đỗ xe trên lòng đường: Sao không dẹp?

Quanh tuyến đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao Nguyễn Tri Phương (trên đoạn đường hai quận Hải Châu và Thanh Khê, Đà Nẵng, người dân bố trí các vật dụng để chiếm dụng lòng đường. Không chỉ sử dụng các barie, gác chắn, nhiều nơi còn sử dụng ghế gỗ dán giấy ghi dòng chữ "đang có việc, không đỗ xe tại khu vực này" để giữ chỗ đỗ xe. Sự việc đang khiến cộng đồng bất bình. 

img

Ghế gỗ giữ chỗ để xe dưới lòng đường.

Bị xử lý lấn chiếm vỉa hè, một người dân chắp tay vái Phó Chủ tịch TP Buôn Ma Thuột

Chiều 10.4, khi ông Vũ Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) cùng đoàn liên ngành đi dẹp vỉa hè, nhiều tiểu thương vây quanh phản đối, một phụ nữ liên tục chắp tay làm hành động khác thường. 

img

Người phụ nữ liên tục vái  ông Hưng. 

P.V t/h (VNE)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem