Vợ chồng “gàn” ở Hà Tĩnh chặt cây ăn quả, trồng cây dược liệu giúp thải độc gan mà giàu lên thấy rõ

Tập Thỏa Thứ năm, ngày 18/07/2024 05:22 AM (GMT+7)
Nhiều người cho rằng vợ chồng chị Lê Thị Thể và anh Lê Tiến Dụng là “dở hơi” khi phá bỏ vườn cây ăn quả để trồng cà gai leo tại xã xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Sản phẩm thảo dược thải độc gan nay đã đạt chứng nhận OCOP khiến nhiều người bất ngờ, ai cũng nể phục.
Bình luận 0

Clip: Sản phẩm trà túi lọc cà gai leo đạt chuẩn OCOP 3 sao của vợ chồng chị Lê Thị Thể và anh Lê Tiến Dụng, tại xã xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) được thị trường tin dùng. 

Khó khăn lập nghiệp trên đất khách

Từng bôn ba trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng vẫn chưa thành công như mong đợi, vợ chồng chị Lê Thị Thể (SN 1982) cùng chồng là Lê Tiến Dụng (SN 1982) quyết định rời quê Quỳnh Lưu (Nghệ An) vào huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh để lập nghiệp.

Vợ chồng “gàn” ở Hà Tĩnh chặt cây ăn quả, trồng cà gai, cây dược liệu giúp thải độc gan mà giàu lên- Ảnh 1.

Vườn cây cà gai leo rộng 1.5 ha vợ chồng chị Lê Thị Thể và anh Lê Tiến Dụng, tại xã xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)phát triển xanh tốt, mang lại hiệu quả cao. Ảnh: PV

Sau nhiều ngày khảo sát, nhận thấy khu vực thôn Phượng Sơn, xã Kim Song Trường (huyện Can Lộc) có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại. Năm 2020, vợ chồng chị Thể đã mạnh dạn vay mượn tiền từ gia đình, bạn bè để mua trang trại rộng 4 ha đã trồng sẵn hàng trăm gốc cam, ổi và chăn nuôi gia súc.

Chị Lê Thị Thể tâm sự: "Vợ chồng tôi bôn ba nhiều nơi, làm đủ thứ mọi nghề nhưng nay cũng không còn trẻ nên muốn tìm nơi an cư để lập nghiệp. Vốn là con nhà nông, vợ chồng tôi thích công việc đồng áng nên đã quyết định vay mượn để mua trang trại ở xã Kim Song Trường để phát triển kinh tế trang trại.

Vợ chồng “gàn” ở Hà Tĩnh chặt cây ăn quả, trồng cà gai, cây dược liệu giúp thải độc gan mà giàu lên- Ảnh 2.

Vợ chồng chị Lê Thị Thể và anh Lê Tiến Dụng, tại xã xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), "đánh liều" chặt bỏ hết các loại cây ăn quả để chuyển sang trồng thảo dược giúp thải độc gan. Ảnh: PV

Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên hàng trăm gốc cây ăn quả và đàn gia súc của gia đình đạt năng suất thấp, gây thua lỗ khiến chúng tôi lo lắng".

Nhận thấy thị trường các sản phẩm thảo dược hỗ trợ sức khỏe hiện nay rất tiềm năng, cộng với đã có kinh nghiệm trồng cà gai leo nhiều năm tại quê nhà Quỳnh Lưu (Nghệ An), vợ chồng chị Thể "đánh liều" chặt bỏ hết các loại cây ăn quả để chuyển sang trồng thảo dược giúp thải độc gan.

Tại thời điểm trên, ở Hà Tĩnh rất ít người trồng thành công cây cà gai leo nên khi biết được gia đình chị Thể quyết định chặt bỏ vườn cây ăn quả lâu năm để trồng thứ cây lạ lẫm khiến ai nấy đều nghi ngờ về mức độ thành công, cho rằng vợ chồng chị Thể là gàn dở.

Vợ chồng “gàn” ở Hà Tĩnh chặt cây ăn quả, trồng cà gai, cây dược liệu giúp thải độc gan mà giàu lên- Ảnh 3.

Mỗi năm vườn cây dược liệu của gia đình anh Dũng, chị Thể đem lại 18 tấn cà gai leo khô thu về 500 triệu/năm sau khi trừ chi phí. Ảnh: PV

Bỏ ngoài tai những lời nói không hay, chị Thể quyết định chi 300 triệu để thuê người chặt bỏ vườn cây ăn quả, cải tại toàn bộ diện tích đất, mua giống và trang thiết bị để trồng thảo dược thải độc gan.

Chị Thể nói: "Xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu) của chúng tôi có truyền thống, kinh nghiệm trồng cà gai leo nhiều năm và cho hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy trang trại của gia đình có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với loại cây này nên vợ chồng tôi đã quyết định về quê học tập kinh nghiệm và mua giống đem vào Hà Tĩnh trồng. Ban đầu tôi chỉ trồng thử nghiệm trên 1ha, sau khi thấy hiệu quả đã tăng lên 1.5ha.

Cà gai leo từ khi trồng đến thu hoạch có thời gian 7 tháng, mỗi năm thu hoạch 2 - 3 lứa và kéo dài đến 5 năm mới đào gốc già để trồng lại. Giống cây này dễ trồng, đầu tư chi phí thấp, trong khi đó lợi nhuận lại cao. Sau khi thu hoạch, cà gai leo sẽ được bà con cắt ngắn lại để phơi dưới nắng, đến khi chuyển sang màu vàng rơm mới đóng gói lại".

Vợ chồng “gàn” ở Hà Tĩnh chặt cây ăn quả, trồng cà gai, cây dược liệu giúp thải độc gan mà giàu lên- Ảnh 4.

Vợ chồng chị Lê Thị Thể và anh Lê Tiến Dụng, tại xã xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tìm hiểu, mua máy móc và trang thiết bị để về làm trà túi lọc. Ảnh: PV

Mỗi năm vườn cây dược liệu của gia đình chị Thể đem lại 18 tấn cà gai leo khô, xuất đến các địa bàn Thanh Hoá, Hà Nội… Sau khi trừ hết chi phí, gia đình chị bỏ túi 500 triệu đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho bản thân, cơ sở của chị Thể thạo tạo việc làm cho 10 nhân công thời vụ và 6 nhân công thường xuyên với mức lương từ 7.5 đến 10 triệu đồng/tháng.

Nâng tầm cây dược liệu thành sản phẩm OCOP thượng hạng

Đầu năm 2023, nhận thấy sản phẩm cà gai leo khô chưa thể tiện lợi nhất để khách hàng sử dụng và bảo quản, chị Thể bàn với chồng quyết định xây dựng nhà xưởng để sản xuất trà túi lọc cà gai leo nhằm tối đa hóa nguồn nguyên liệu sẵn có.

Vợ chồng “gàn” ở Hà Tĩnh chặt cây ăn quả, trồng cà gai, cây dược liệu giúp thải độc gan mà giàu lên- Ảnh 5.
Vợ chồng “gàn” ở Hà Tĩnh chặt cây ăn quả, trồng cà gai, cây dược liệu giúp thải độc gan mà giàu lên- Ảnh 6.
Vợ chồng “gàn” ở Hà Tĩnh chặt cây ăn quả, trồng cà gai, cây dược liệu giúp thải độc gan mà giàu lên- Ảnh 7.

Nhiều máy móc, thiết bị hiện đại được đầu tư để làm trà túi lọc cà gai leo. Ảnh: PV

Dám nghĩ dám làm, vợ chồng chị Thể thành lập HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Tiến Hiệp, vốn điều lệ 1,2 tỷ đồng. Chị Thể cùng chồng đi tìm hiểu, mua máy móc và trang thiết bị để về làm trà túi lọc.

Ban đầu do chưa có kinh nghiệm vận hành máy móc, điều chỉnh nhiệt độ rang, sấy nên rất nhiều mẻ cà gai leo bị thất bại, phải đổ bỏ. Rút kinh nghiệm sau những lần thất bại, vợ chồng chị Thể dần đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng, được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tháng 3/2024, sản phẩm trà túi lọc cà gai leo Tiến Hiệp được tỉnh Hà Tĩnh công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Vợ chồng “gàn” ở Hà Tĩnh chặt cây ăn quả, trồng cà gai, cây dược liệu giúp thải độc gan mà giàu lên- Ảnh 8.

Cơ sở tạo công việc cho nhiều lao động tại địa phương. Ảnh: PV

Nhờ có sản phẩm chất lượng, bao bì đóng gói bắt mắt nên trà túi lọc cà gai leo của vợ chồng chị Thể được bà con đón nhận nhiệt tình, đánh giá cao. Dự kiến, doanh thu năm 2024 đạt trên 600 triệu đồng.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Quốc Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Kim Song Trường cho biết: "Vợ chồng chị Lê Thị Thể và anh Lê Tiến Dụng là những người dám nghĩ dám làm trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Hiện sản phẩm trà túi lọc cà gai leo của gia đình anh chị là một trong 2 sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương. Qua quá trình sử dụng, sản phẩm này được bà con đánh giá tích cực trong vấn đề hỗ trợ nâng cao sức khỏe".

Vợ chồng “gàn” ở Hà Tĩnh chặt cây ăn quả, trồng cà gai, cây dược liệu giúp thải độc gan mà giàu lên- Ảnh 9.

Cà gai leo là loài cây thuốc nam có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay. Ảnh: PV

Cà gai leo là loài cây thuốc nam có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay. Cà gai leo là một vị thuốc nam quý được Y Học Cổ Truyền ghi nhận về tác dụng ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng của gan. Ngày nay Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh cà gai leo có những hoạt chất quý cho gan. Đặc biệt vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hiệu quả.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem