Vỡ đường ống, khoảng 1 tuần sau mới có nước trở lại

Thứ ba, ngày 29/04/2014 21:53 PM (GMT+7)
“Chúng tôi vẫn chưa biết làm cách nào để khắc phục việc các gia đình chưa có nước, áp lực đường ống lớn, khoảng 1 tuần sau mới có thể có nước trở lại", ông Nguyễn Anh Việt – thành viên HĐQT Công ty CP Nước sạch Vinaconex cho biết.
Bình luận 0
Trả lời câu hỏi của PV về việc hàng ngàn hộ dân Hà Nội đang “khát nước”, cụ thể là khu vực Q. Thanh Xuân, đến nay đã trải qua nhiều ngày, hàng ngàn hộ dân vẫn “hạn hán”, không có nước, ông Nguyễn Anh Việt – thành viên HĐQT Công ty CP Nước sạch Vinaconex kiêm Giám đốc Công ty CP đầu tư kinh doanh nước sạch (Viwaco) cho biết, thêm sự cố trạm biến áp bị hỏng, mất điện, tới sáng nay (29/4) mới khắc phục xong nên việc cấp nước cho dân tiếp tục gặp khó khăn.
img
Lại vỡ đường ống nước Sông Đà về Hà Nội. Ảnh minh họa

“Chúng tôi đang nỗ lực cao nhất để cấp nước cho người dân nhưng lại gặp sự cố trạm biến áp bị hỏng nên việc cấp nước lại bị giám đoạn.

Đường ống bị rỗng, nước lấp đầy đường ống cũng đã rất nhiều, những khu vực cuối nguồn và khu vực cao, nước sẽ chậm hơn. Có thể một tuần hoặc hơn nữa mới có nước lại”, ông Việt cho biết.

Trong khi đó, theo khẳng định của Công ty CP nước sạch Vinaconex – đơn vị chịu trách nhiệm về vấn đề sửa chữa, khắc phục sự cố đường ống nước Sông Đà về Hà Nội bị vỡ ngày 25/4, đến 9 giờ ngày 26/4, sự cố đường ống vỡ đã được khắc phục.

Doanh nghiệp này đã đưa nước về đường ống còn việc điều phối, đưa nước về các khu vực quận nội thành Hà Nội và về tới các nhà dân là thuộc phạm vi quản lý của Viwaco.
img
Cần đầu tư cho đường ống cấp nước mới. Ảnh minh họa

Theo ông Nguyễn Anh Việt, việc mất điện có thể làm tăng thêm thời gian mất nước và càng khó khăn hơn cho việc đưa nước về với các hộ gia đình.

“Chúng tôi vẫn chưa biết làm cách nào để khắc phục việc các gia đình chưa có nước, áp lực đường ống lớn, khoảng 1 tuần sau mới có thể có nước trở lại. Các khu vực hẻo lánh, xa xôi vẫn khó có nước trong một vài ngày tới”, ông Việt nói.

Cũng theo ông Việt, để khắc phục tình trạng này, cần có sự đầu tư dài hơi. Mức đầu tư có thể lên đến cả ngàn tỷ đồng. Phía Vinaconex đã lên phương án cho việc đầu tư này. Còn việc đầu tư đồng độ sẽ phải cần tới trên 3 ngàn tỷ đồng. Cần phải có thêm đường ống mới, vừa tăng cường năng lực cấp nước và cũng vừa dự phòng khi một nguồn cấp gặp sự cố. Còn như hiện nay, chắc chắn mỗi khi gặp sự cố, việc mất nước sẽ còn kéo dài hơn.

Theo tìm hiểu của PV, tuyến cấp nước từ Sông Đà về Hà Nội từ khi hoạt động tới nay đã 7 gặp sự cố. Lý giải cho việc đường ống hay bị nứt, vỡ, đơn vị phụ trách đoạn ống dẫn nước bị vỡ cho biết đường ống đó này là sản phẩm công nghệ của “Tầu”.

Trong báo cáo về tuyến ống truyền tải Nhà máy nước sông Đà, Vinaconex cũng đã thừa nhận, kể từ tháng 12.2012 đến tháng nay đã 7 lần xảy ra sự cố vỡ đường ống nước (Lần 1 ngày 3.2.2012, lần 2 ngày 04.2.2012, lần 3 ngày 21.3.2013, lần 4 ngày 21.11.2013, lần 5 ngày 16.12.2013, lần 6 ngày 1.4.2014, lần 7 ngày 26.4.2014).

Được biết, việc vỡ đường ống nước thường xuyên, tác động trực tiếp tới khoảng 70.000 hộ dân của Hà Nội.
VietQ (Theo VietQ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem