Đổ một loại hạt xuống ao, sao nông dân Vĩnh Lập ở một xã của Hải Dương lại vớt con đặc sản thu tiền tỷ?

Nguyễn Việt Thứ ba, ngày 26/12/2023 19:22 PM (GMT+7)
Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống đất, nông dân xã Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) lại thu tiền tỷ từ con rươi? Đó là cách làm khác biệt của người dân Vĩnh Lập để tăng độ phì nhiêu, dinh dưỡng cho đất, để cung cấp "thức ăn" cho con rươi. Từ đó, thu hoạch rươi cho năng suất, sản lượng cao, giúp người dân làm giàu.
Bình luận 0
Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 1.

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 2.

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 3.

Thu tiền tỷ từ con rươi

Đến khu đồng bãi ngoài đê thôn Tú Y, xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), đúng hôm có một số gia đình nơi đây đang thu hoạch con rươi.

Bà Nguyễn Thị Lành ở thôn Tú Y, xã Vĩnh Lập khai thác rươi từ 10 năm nay. Diện tích rươi của nhà bà Lành rộng 6 mẫu. Sau khi vớt rươi từ săm, bà Lành tiến hành  rửa rươi cho sạch rồi cân và cho vào hộp nhựa.

Clip: Nông dân xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nói về cách làm để khai thác rươi đạt hiệu quả cao. T/h: Nguyễn Việt.

Theo bà Lành cho biết, từ khi vào vụ khai thác rươi năm 2023 (thu hoạch rươi bắt đầu từ tháng 9 âm lịch) đến nay bà Lành đã thu được 3 đợt rươi. Với diện tích rộng 6 mẫu, mỗi đợt bà thu hoạch được hơn 1 tấn rươi, tư thương đến thu mua ngay, với mức giá giao động từ 280 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng/kg, đợt trước giá 350 nghìn đồng/kg, đầu vụ giá 400 nghìn đồng/kg. Bà Lành nhẹ nhàng thu về từ 300 đến 400 triệu đồng/lần thu. Hiện với 3 đợt thu hoạch rươi, gia đình bà Lành đã thu trên dưới 1 tỷ đồng.

Hiện còn một đợt thu hoạch rươi nữa. Nếu vẫn cho năng suất, sản lượng rươi như 3 đợt thu trước, bà Lành sẽ lại bỏ túi hàng trăm triệu đồng nữa. Đưa tổng sản lượng rươi năm 2023 của gia đình bà đạt hơn 4,8 tấn rươi, doanh thu đạt hơn 1,4 tỷ đồng, trừ chi phí, bà Lành còn lãi hơn 1,1 tỷ đồng.

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thị Lành, thôn Tú Y có 6 mẫu khai thác rươi, mỗi năm đạt sản lượng 4,5 - 5 tấn rươi/năm, thu về hơn tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Việt.

Bà Lành cho biết, khai thác con rươi cho thu nhập cao hơn trồng lúa và cây ăn quả nên gia đình tập trung vào khai thác con rươi. Để khai thác rươi đạt hiệu quả, gia đình bà Lành cũng như các hộ khai thác rươi trong thôn, trong xã tiến hành cày mặt ao, rồi rắc ngô, đậu tương xuống.

Cũng theo bà Lành, đây là cách tạo dinh dưỡng, tạo "màu" cho đất để khai thác rươi hiệu quả của người dân xã Vĩnh Lập trong những năm gần đây. Nhờ vậy mà gia đình bà Lành cũng như những hộ khác thu hoạch rươi được năng suất hơn, con rươi cũng đạt chất lượng hơn.

Cũng nhờ cách làm bón ngô, đậu tương xuống ao rươi, tạo dinh dưỡng để rươi phát triển, ông Đào Văn Mạnh, thôn Tú Y cũng thu hoạch rươi hiệu quả. Từ đầu vụ khai thác rươi ông đã thu được 2 đợt và đang thu hoạch rươi đợt 3.

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 6.

Những con rươi béo mầm được người dân Vĩnh Lập thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Việt.

Đợt này, ông Mạnh thu ước gần 2 tấn, với giá bán giao động từ 280 nghìn – 290 nghìn đồng/kg, ông thu trên dưới 500 triệu đồng. Từ nay đến cuối vụ rươi, ông Mạnh dự tính thu được một đợt nữa.

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 7.

Người dân đang thu hoạch rươi từ các săm rươi đặt ở cửa cống. Ảnh: Nguyễn Việt.

Để mỗi đợt thu hoạch rươi đạt hàng tấn rươi này, ông Mạnh nhiều năm tích tụ, phát triển diện tích khai thác rươi. Hiện giờ, gia đình ông có diện tích rươi khá lớn, với diện tích 5 mẫu ao rươi.

Đặc biệt những năm gần đây từ khi thực hiện cách làm đổ ngô, đậu tương xuống ao  tạo dinh dưỡng, tăng độ phiều nhiêu cho đất để rươi phát triển nên năng suất, chất lượng sản phẩm rươi của gia đình ông tăng hơn so với trước đây khi chưa áp dụng cách này. Năm nào ông cũng thu được trên 4 – 5 tấn rươi, thu hơn tỷ đồng.

Năm 2013, tận dụng lợi thế là vùng đất ngoài bãi sông là nước lợ, có con rươi nên ông Lê Văn Quạt, thôn Tú Y bước vào công việc khai thác rươi với diện tích 5 mẫu.
Ông tích tụ dần diện tích ngoài bãi bằng việc thu gom, sang nhượng để khai thác rươi. Hiện nay gia đình ông có 10 mẫu khai thác rươi.

Cùng với cách làm tăng độ phiều nhiêu cho vùng khai thác rươi bằng đổ ngô, đậu tương nên năng suất rươi tăng hơn nhiều so với cách khai thác rươi tự nhiên hay cách khai thác rươi của những địa phương khác nên năng suất khai thác rươi đạt 80 kg/sào, với giá bình quân 280 nghìn đồng/kg, ông Quạt thu về hơn 2,2 tỷ đồng, trừ chi phí ông Quạt lãi 1,5 – 1,8 tỷ đồng. Ngoài ra chưa kể thu hoạch con cáy.

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 8.

Các ao rươi của người dân Vĩnh Lập đang chờ ngày khai thác đợt thu cuối vụ. Ảnh: Nguyễn Việt.

Ông Mai Văn Vầng, Bí thư chi bộ, trưởng thôn Tú Y cho biết, hiện tại thôn Tú Y có hơn 30 hộ làm nghề khai thác rươi, với tổng diện tích 20 ha khai thác rươi. Những hộ có diện tích 5 – 7 mẫu rươi, cho thu nhập rất cao, với mức thu tiền tỷ là chuyện bình thường. Còn những hộ có diện tích rươi ít hơn từ 7 – 8 sào đền 1 – 2 mẫu cũng cho thu hàng trăm triệu đồng.

Nhìn chung, những hộ làm nghề khai thác rươi đều cho thu nhập cao, có cuộc sống khá giả hơn nhiều so với những hộ khác trong thôn sản xuất nông nghiệp cấy lúa, trồng trọt đơn thuần.

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 9.

Ông Đào Văn Mạnh chủ một diện tích khai thác rươi rộng 5 mẫu. Mỗi năm thu hoạch từ con rươi thu tiền tỷ. Ảnh: Nguyễn Việt.

Cũng theo ông Vầng, hiện nay diện tích ruộng có khả năng khai thác rươi nằm ở trong đồng của thôn còn khá nhiều. Hiện tại có một số hộ cũng đang thí điểm khai thác rươi. Khi nào diện tích này được quy hoạch thành vùng khai thác rươi, thôn Tú Y sẽ có thêm nhiều hộ chuyển sang làm nghề khai thác rươi. Lúc đó, đời sống người dân trong thôn sẽ được nâng lên đáng kể.

Mở rộng diện tích khai thác rươi

Cùng với việc phát triển khai thác rươi của gia đình, ông Quạt tập hợp những hộ khai thác rươi trong thôn, xã thành lập Hợp tác xã (HTX) Bảo tồn, khai thác rươi cáy tự nhiên và chế biến nông sản sạch Vĩnh Lập. HTX thành lập năm 2019, với 15 hộ thành viên, diện tích khai thác rươi là 15,2 ha. Ông Quạt lúc đó được thành viên HTX tín nhiệm bầu làm Giám đốc HTX.

Ông Quạt cho biết, sau đó, có nhiều hộ dân khai thác rươi trong xã xin vào HTX để cùng nhau phát triển khai thác rươi bền vững. Hiện số thành viên của HTX là 120 hộ, với diện tích khai thác rươi là 52 ha.

Clip: Nông dân thôn Tú Y xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương thu hoạch rươi và nói về cách làm cho đất phì nhiêu để khai thác rươi hiệu quả cao. T/h: Nguyễn Việt.

Cũng theo ông Quạt, Ban lãnh đạo HTX  tranh thủ sự quan tâm của các cấp hội nông dân, ngành nông nghiệp và các cấp chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ thành viên HTX trong việc phổ biến chia sẻ các kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm khai thác rươi đạt hiệu quả cao; thông tin về giá cả thị trường; hỗ trợ tìm khách hàng tiêu thụ…

Trong thời gian tới, với việc địa phương tiếp tục chú trọng phát triển lĩnh vực khai thác con rươi trong vùng nội đồng nên HTX cũng sẽ tiếp tục hướng phát triển thêm thành viên, diện tích. Đồng thời, sẽ vẫn tiếp tục đi vào sản xuất ra nhiều sản phẩm từ rươi như: Mắm rươi, xây dựng nhà máy sấy, nghìn bột rươi hay phát triển thêm dịch vụ du lịch sinh thái…

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 11.

Rươi được thu hoạch sau đó đổ vào túi nilong rồi treo lên móc để ráo nước. Ảnh: Nguyễn Việt.

Theo bà Nguyễn Thị Huyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Lập nghề khai thác rươi đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hội viên nông dân làm nghề này có cuộc sống khá giả, sung túc.

Ngoài việc hội phối hợp với HTX Bảo tồn khai thác rươi cáy và nông sản sách Vĩnh Lập trong phổ biến kỹ thuật, kinh nghiệm trong việc khai thác rươi, đồng thời hội còn giúp hội viên về việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để bà con đầu tư phát triển hiệu quả nghề khai thác rươi, cáy.

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 12.

Rươi sau khi được thu hoạch, rửa sạch đổ vào túi nilong treo cho ráo nước. Ảnh: Nguyễn Việt.

Trong thời gian tới, Hội sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ cho hội viên trong việc tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay, hỗ trợ về việc làm tem truy suất nguồn gốc, xây dựng sản phẩm OCOP…

Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, ông Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết, vùng đất Vĩnh Lập nằm cuối huyện Thanh Hà, tiếp giáp với 2 con sông chảy qua là sông Văn Úc và sông Mía.

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 13.

Rươi sau khi được rửa đựng vào túi nilong treo cho ráo nước sẽ được đổ vào các khay xốp để đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Nguyễn Việt.

Xã có triền đê của 2 con sông này  dài 8,4 km. Vì vậy, từ lâu đời, người dân nơi đây đã biết khai thác con này làm thực phẩm chế biến món năm, phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên, người dân chỉ khai thác ở góc độ tự nhiên nên sản lượng không cao.

Đến những năm 2010 trở đi nhiều người dân đã đi sâu làm khai thác con rươi. Không chỉ khai thác tự nhiên, người dân đã chủ động đầu tư xây dựng cửa cống, khoanh vùng, cải tạo đất để đất thêm phì nhiêu, giàu dinh dưỡng để con rươi phát triển để thu hoạch được năng suất hơn.

Vì sao đổ ngô, đậu tương xuống ao, nông dân Vĩnh Lập ở Thanh Hà - Hải Dương lại thu tiền tỷ từ con rươi? - Ảnh 14.

Tư thương đến mua rươi và xếp các khay xốp đựng rươi lên xe ô tô sau khi chủ ao rươi ở Vĩnh Lập, Thanh Hà thu hoạch. Ảnh: Nguyễn Việt.


Năm 2016,  xã quy hoạch vùng ngoài bãi ven sông để chuyên khai thác rươi, với tổng diện tích 52 ha nằm ở 4 thôn của xã như: thôn Kiên Nhuệ, Tú Y, Thuần Mỹ, Thiện Mỹ, trong đó các thôn Tú Y, Kiên Nhuệ có diện tích 37 ha. Với hơn 120 hộ làm nghề khai thác rươi. Qua đánh giá, con rươi đem lại giá trị kinh tế cao, đã giúp cho nhiều hộ gia đình làm nghề này có cuộc sống khá giả.

Hiện diện tích ngoài bãi đã phát triển hết, địa phương đang tính và đề nghị lãnh đạo huyện Thanh Hà cho quy hoạch vùng đất trong đồng với khoảng 20 ha để chuyển sang khai thác rươi.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem