Vụ "asen trong nước mắm": Khi truyền thông như con ngáo ộp!

PV (ghi) Thứ hai, ngày 24/10/2016 13:14 PM (GMT+7)
Nhà báo Phạm Trung Tuyến - Phó Giám đốc kênh VOV Giao Thông Quốc Gia đã chia sẻ với Dân Việt về vai trò của truyền thông trong vụ “asen trong nước mắm”. Ông Tuyến cho rằng: “Báo chí trong trong câu chuyện nước mắm, đang có những tác nghiệp không đúng chuẩn mực”.
Bình luận 0

Tôi cũng là người làm báo, cuộc chiến truyền thông liên quan nước mắm rất ầm ĩ một tuần qua, tôi cũng có quan sát và đánh giá của riêng mình. Tôi không có thói quen theo đuổi thuyết âm mưu và không có nghi vấn, mình chưa đủ căn cứ để khẳng định có sự tiếp tay của truyền thông trong sự việc trên?

Theo tôi, báo chí trong trong câu chuyện nước mắm, đang có những tác nghiệp không đúng chuẩn mực. Khi đứng trước thông tin có tác động đến cộng đồng, cần có câu hỏi liên quan đến thông tin đó. Tại sao Hội đưa ra kết luận đó? Dựa trên căn cứ nào? Quá trình kiểm tra lấy mẫu được thực hiện ra sao, các cơ quan như Bộ Y tế có phát ngôn gì, chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm có phát ngôn gì.

img

Nhà báo Phạm Trung Tuyến

Nguồn tin từ Vinatass chỉ là 1 nguồn , và truyền thông không thể đưa tin dựa trên 1 nguồn tin. Chưa nói đến thuyết âm mưu, nghi vấn động cơ, chỉ riêng về mặt tác nghiệp, vụ này là nỗi hổ thẹn của báo chí khi đưa tin không đúng tiêu chuẩn tác nghiệp.

Có thể có một số tờ báo có động cơ, nhưng có một số báo khác không có động cơ nhưng do đuổi theo luồng thông tin, phải chạy theo thông tin, đuổi kịp mạng xã hội nên không có đủ bình tĩnh chín chắn thông thường để kiểm tra nguồn tin và không có nguồn tin để đảm bảo cho thông tin của mình.  

Về vấn đề các "hot Facbooker" thường nhận được lời đề nghị chia sẻ thông tin theo định hướng  của  doanh nghiệp lên facebook cá nhân, tôi muốn chia sẻ rằng, khi chúng ta có ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng nào đó, không tránh được đề nghị như thế, tôi cho rằng, đây là điều bình thường, bất cứ ai cũng có thể nhờ cậy người có ảnh hưởng truyền thông đưa thông tin có lợi cho mình.

Đây là lựa chọn không ai cấm, tuy nhiên, mỗi người có hệ thống gia trị của mình, có sẵn sàng làm thế không?

Ví dụ, nếu ai đó nhờ tôi chia sẻ thông tin mất đồ lên mạng, tôi sẵn sàng làm điều đó để giúp đỡ họ tìm lại đồ đã mất. Nếu ai đó nhờ tôi rằng, đăng thông tin có nhiều nước mắm bẩn, tôi cũng sẽ nhận lời nhưng trước đó tôi phải kiểm tra xem thông tin có căn cứ hay không. Có thể nhận lời chia sẻ thông tin bất lợi cho ai đó nhưng phải kiểm chứng cẩn thận.

Chúng ta không tránh được việc doanh nghiệp có những chiến dịch truyền thông đấu lại doanh nghiệp khác, thương trường là chiến trường. Quan trọng là những người làm truyền thông và lựa chọn của mỗi người. Chúng ta không thể tránh được cái ác cái xấu, chỉ có cách lựa chọn. Không có gì bất ngờ 1 doanh nghiệp nhờ các hot FB đưa những thông tin trên. Do đó, ta phải có chiến dịch truyền thông khác để chuẩn hóa truyền thông. Đã đến lúc phải có hành lang pháp lý để chuẩn hóa thông tin đưa ra.

Trong luật đã có tội vu khống đưa thông tin sai sự thật, nhưng vẫn ít khi xử lý người đưa thông tin sai trên mạng.  Trước có vụ đưa thông tin ảo về dịch bệnh nhưng rất ít khi xử phạt những trường hợp tương tự, đã đến lúc cần có nhiều sự xử lý mạnh tay hơn đối với các FaceBooker đưa tin sai sự thật

Về trách nhiệm của nhà báo trong câu chuyện  nước mắm, tôi  cho rằng:  Không chỉ vấn đề nước mắm, mà sau này chúng ta sẽ phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tương tự? Câu chuyện nước mắm chỉ là một ví dụ, chúng ta có thể gặp nhiều chuyện tương tự trong lúc chúng ta đang chứng kiến truyền thông như con ngáo ộp dọa dẫm người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Sức mạnh truyền thông đang bị thổi phồng. Nếu âm mưu này xảy ra cách đây 10 năm thì sẽ rất thành công. Nhưng ở thời điểm hiện tại chỉ xảy ra trong 1 thời gian ngắn đã bị độc giả phanh phui cho thấy người đọc hiện đã có thể nhận ra thông tin rất nhanh.

Trên thực tế, nếu không có câu chuyện này tôi không biết đâu là nước mắm truyền thống đâu là nước mắm công nghiệp. Qua sự việc, thực tế người tiêu dùng là người được lợi nhất, vì họ có khả năng phân biệt nước mắm truyền thống và công nghiệp, và doanh nghiệp nước mắm truyền thống cũng thế.

Tôi nghĩ đây là một cơ hội cho thấy, con ngáo ộp truyền thông tưởng như có thể giết chết doanh nghiệp không đáng sợ, nó đã bị thổi phồng lên. Một thời gian ngắn sau vụ nước mắm (1 tuần) Bộ y tế đã phải lên tiếng, đưa ra phát ngôn của mình.

Đây là điều khác biệt. Nếu nhìn lại vụ nước tương cách đây 11 năm, nửa năm sau Bộ Y tế vẫn không có phát ngôn. Câu chuyện mắm tôm cũng thế, mắm tôm có phải nguyên nhân gây tả hay không, 1 năm sau bộ cũng không có phản ứng. Đây là 1 tín hiệu đáng mừng khi cơ quan chức năng đã phải đưa ra tuyên bố kịp thời.

Tuy nhiên ở góc độ báo chí, cũng đặt ra thách thức khi đánh đồng mình với các phương tiện truyền thông trên mạng , chúng ta có thể bị lợi dụng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem