Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Công ty CP Á Châu Hoa Sơn (tỉnh Nghệ An) là đơn vị chuyên sản xuất chế biến tinh bột sắn, bã sắn sấy khô và đường lỏng Glucose syrup.
Ông Nguyễn Viết Hùng - Giám đốc Công ty CP Á Châu Hoa Sơn cho biết, hơn 90% tinh bột sắn trong nước xuất khẩu sang Trung Quốc. 70% trong số đó là xuất khẩu qua biên mậu.
Theo ông Hùng, việc xuất khẩu tinh bột sắn qua biên mậu với Trung Quốc theo pháp luật Việt Nam đã có từ hàng chục năm nay.
Mục đích của chính sách hỗ trợ mua bán biên mậu là giúp DN đơn giản hóa thủ tục pháp lý, thu mua được nông sản cho nông dân; xuất khẩu được hàng hóa và thu được tiền.
Theo ông Hùng, Công văn 632 yêu cầu xác minh khách hàng nước ngoài thể hiện quan điểm duy ý chí của Tổng cục Thuế.
"Ngay cả văn bản phản hồi mới đây của Tổng cục Thuế cũng mang tính áp đặt cho DN vì không nêu ra căn cứ pháp lý nào rõ ràng", ông Hùng nói.
Từ năm 2021, tình hình kinh doanh gặp khó do ảnh hưởng dịch bệnh. Cả 2 nhà máy chế biến sắn của Á Châu Hoa Sơn đang bị tồn khoảng 50.000 tấn.
Á Châu Hoa Sơn là đơn vị chuyên sản xuất chế biến rồi bán lại sản phẩm cho DN khác xuất khẩu. Công ty không bị tồn đọng tiền thuế VAT chưa được hoàn.
Tuy nhiên, khách hàng thu mua tinh bột sắn của công ty không thể xuất khẩu được thì Á Châu Hoa Sơn cũng không biết bán hàng cho ai.
"Vụ dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn nếu không được giải quyết sớm sẽ trở thành cơn ác mộng của cộng đồng DN chế biến tinh bột sắn", ông Hùng nói.
Ở Nghệ An, Công ty CP Intimex Việt Nam cũng là đơn vị chuyên chế biến, xuất khẩu tinh bột sắn.
Ông Trần Quốc Hoàn – Giám đốc Nhà máy Tinh bột sắn Intimex cũng bày tỏ: "Phải thẳng thắn mà nói với nhau rằng, công văn 632 gây ảnh hưởng trầm trọng đến ngành sắn".
Bỡi vì, theo ông Hoàn, với công văn 632, sẽ có DN bị ảnh hưởng ngay lập tức; lại có DN chịu ảnh hưởng về sau.
Công ty Intimex là đơn vị vừa sản xuất vừa xuất khẩu. Công ty không bị tồn thuế trong vụ việc lần này, nhưng Intimex thuộc nhóm DN chịu áp lực trong thời gian tới.
Theo ông Hoàn, Công văn 632 không hiểu đúng bản chất xuất khẩu đường biên.
DN trong nước chỉ cần hoàn tất hồ sơ theo quy định. Tại khu vực trung gian, thương nhân Trung Quốc nhận hàng và trả tiền. Thương nhân Trung Quốc sẽ sử dụng cơ chế đường biên của nước họ để tiết giảm chi phí cho việc nhập khẩu.
Cách thức hoạt động của thương nhân Trung Quốc phù hợp với cơ chế và từng thời điểm của Trung Quốc.
Bỡi vì các cửa khẩu biên mậu Trung Quốc như Chi Ma, Na Hình, Nà Nưa... thường xuyên thay đổi chính sách thuế. Có thể lúc này, tại cửa khẩu này là thuế 5% nhưng lúc khác hoặc cửa khẩu khác lại là 7%.
Mục đích của việc thay đổi chính sách thuế của Trung Quốc nhằm phát triển từng khu vực dân cư của họ.
Thương nhân Trung Quốc sẽ ấn định việc xuất khẩu qua cửa khẩu nào. Vì họ có bộ thông tin cư dân biên giới ở Trung Quốc để thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu.
Và tất cả những việc đó không ảnh hưởng gì đến pháp luật Việt Nam.
"Việc Tổng cục Thuế sử dụng thông tin về chính sách thuế của Trung Quốc để quay lại, dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn của DN Việt là không đúng", ông Hoàn nói.
Trong văn bản trả lời báo chí về vụ dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn, Tổng cục Thuế cho rằng đây là văn bản chỉ đạo nghiệp vụ trong nội ngành Thuế.
Việc này nhằm tăng cường công tác quản lý chống gian lận hoàn thuế, chống hành vi gian lận, trục lợi trong hoàn thuế, chống thất thoát ngân sách Nhà nước...
Ông Hoàn lại suy nghĩ khác. Nếu DN làm tổn hại đến quyền lợi của đất nước thì đương nhiên không thể ủng hộ.
Tuy nhiên, các DN đã thực hiện đúng, đủ các thủ tục, nghĩa là quyền lợi của nhà nước không bị ảnh hưởng.
"Thế thì tại sao ngành thuế phải sử dụng thông tin từ nước ngoài để áp dụng và gây ảnh hưởng đến quyền lợi cho DN trong nước?", ông Hoàn đặt ngược vấn đề.
Theo đại diện Intimex, xét cho cùng, xuất khẩu biên mậu là để giảm chi phí thương mại cho DN trong nước, chứ không ảnh hưởng gì đến lợi ích của ngành thuế trong nước.
Ví dụ, khi công ty Intimex xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Thanh Đảo thì chi phí khoảng 920.000-930.000 đồng/tấn tinh bột sắn; còn đi qua cửa Khâm Châu thì khoảng 900.000 đồng/tấn.
Nhưng nếu xuất khẩu tiểu ngạch qua biên mậu thì chi phí chỉ khoảng 400.000-500.000 đồng/tấn, giảm khoảng 1 nửa.
Khi DN xuất khẩu được giá tốt, chúng tôi đảm bảo được quyền lợi của DN và các đối tác của DN.
Công ty Intimex có đầy đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch. Vấn đề là chọn xuất khẩu qua cửa khẩu nào.
"Nếu xuất khẩu tinh bột sắn qua biên mậu tiếp tục gặp khó vì vụ dừng hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn, chúng tôi phải chọn giải pháp xuất khẩu chính ngạch", ông Hoàn nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.