Trước đây, thị trường xuất khẩu cá tra truyền thống của Việt Nam là Mỹ và EU chiếm đến trên 55% thị phần. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây do bị ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật đã làm cho nhiều doanh nghiệp bỏ dần thị trường truyền thống giá cao này mà tập trung mở rộng xuất khẩu sang thị trường dễ tính ở các nước ASEAN, Trung Quốc, Brazil, Colombia, Arab... do các nước nói trên chưa đặt ra các rào cản kỹ thuật nghiêm khắc. Điều này làm cho giá trị xuất khẩu cá tra gần đây giảm dần và rất đáng báo động.
Trong 7 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cá tra vào thị trường EU giảm 9,5% và thị trường Mỹ giảm 25% so với cùng kỳ. Thị phần của hai thị trường nói trên đến nay cũng giảm xuống chỉ còn khoảng 40% so với 44% so với cùng kỳ.
Cũng theo ông Dũng, các doanh nghiệp chạy theo mở rộng xuất khẩu ở các thị trường dễ tính mà bỏ các thị trường khó tính cũng đồng nghĩa với việc tăng sản lượng xuất khẩu nhưng giảm chất lượng cũng như giá trị xuất khẩu loại sản phẩm đặc thù này. Mặt khác, về mặt kinh doanh để có được một thị trường chiếm thị phần đến 40 - 50% là rất khó nhưng nay lại buông dần là điều hết sức đáng tiếc. Nếu thị phần của hai thị trường trên tiếp tục giảm xuống nhiều hơn nữa trong thời gian tới thì cũng cần xem xét lại chiến lược phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp.
Việc triển khai Nghị định 36 nhằm lập lại vấn đề quản lý chất lượng từ khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Đây cũng là điều kiện nhằm giúp cho các doanh nghiệp giữ được chất lượng cũng như giá trị xuất khẩu ở các thị trường khó tính như EU và Mỹ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.