Ý thức trách nhiệm về an toàn thực phẩm của người dân, doanh nghiệp còn còn hạn chế

Kiều Vân Thứ hai, ngày 11/05/2020 21:05 PM (GMT+7)
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Hướng dẫn triển khai công tác tuyên truyền “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2020 với chủ đề "Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm".
Bình luận 0

Theo Cục An toàn thực phẩm Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã có những chuyển biến rõ rệt, tích cực, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp vẫn còn ở mức cao, hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi.

Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư vẫn khó khăn; thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn nhiều; tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực; việc ngăn ngừa thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả còn hạn chế.

Ý thức trách nhiệm về an toàn thực phẩm của người dân, doanh nghiệp còn còn hạn chế - Ảnh 1.

Tăng cường kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm... trong Tháng hành động An toàn thực phẩm 2020

Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm pháp luật, đặc biệt là trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội, thực thi pháp luật còn yếu. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền về an toàn thực phẩm còn có phần hạn chế.

Để tồn tại những vấn đề nói trên, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chưa cao do sự nhận thức yếu kém, chạy theo lợi nhuận và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.

Chính vì vậy để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Trung ương chọn chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020 là "Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm".

Mục tiêu tuyên truyền trong thời gian tới nhằm tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

Ý thức trách nhiệm về an toàn thực phẩm của người dân, doanh nghiệp còn còn hạn chế - Ảnh 2.

Đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu. Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm; Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

  Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm sẽ được chú trọng tuyên truyền phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là các quy định về pháp luật quảng cáo.

Đồng thời tuyên truyền sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.

Người tiêu dùng thực phẩm cũng cần hiểu hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ mình trong an toàn thực phẩm. Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

-Mọi người cần biết cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm; Nâng cao nhận thực và rèn thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem