Yên Châu tạo nguồn thu nhập mới trên “đất dữ”

Nguyễn Văn Chiến Thứ ba, ngày 01/10/2019 16:13 PM (GMT+7)
Yên Châu là một trong những huyện nghèo khó nhất của tỉnh Sơn La trong nhiều thập kỷ. Vùng đất dốc này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em: Thái, Mông, Sinh Mun, Mường… Trong quá khứ đói nghèo ấy, Yên Châu cũng chiếm một diện tích đất canh tác cây thuốc phiện không nhỏ, nhất là ở những xã vùng cao như: Chiềng Tương, Chiềng On, Phiêng Khoài, Yên Sơn…
Bình luận 0

“Khi Nhà nước vận động chuyển hướng sản xuất xóa bỏ cây thuốc phiện, Yên Châu chúng tôi được hỗ trợ nhiều lắm. Không chỉ đầu tư cây, con giống mới cho hiệu quả kinh tế cao, Yên Châu còn được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng rất nhiều. Nhờ thế, ngay chính trên những vùng đất từng trồng cây thuốc phiện năm xưa, bây giờ đã cho nhiều hoa trái ngọt. Yên Châu từ một huyện nghèo trở thành một huyện có nông sản xuất khẩu giá trị cao” - ông Hà Như Huệ - Chủ tịch UBND huyện Yên Châu tâm sự như vậy.

img 

Nông dân Yên Châu thu hoạch xoài xuất khẩu trên những nương vườn từng trồng cây thuốc phiện năm xưa.  Ảnh: V.C

Trong kí ức của những già làng cao tuổi như ông Nguyễn Hồng Khương (hơn 80 tuổi) ở bản Cung Giao Thông (xã Tú Nang): Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Yên Châu ra quân triệt phá cây thuốc phiện mạnh lắm. Sau triệt phá loại cây ma mị ấy, các giống cây trồng mới được đưa vào Yên Châu rất nhiều: Đầu tiên phải kể đến là cây ngô lai, rồi lúa lai, phân bón, dê, lợn, gà công nghiệp, bò, trâu… đi cùng với những thay đổi ấy là cán bộ từ tỉnh đến xã, bản bám dân, giúp thay đổi nếp nghĩ, cách làm. “Cán bộ phải dạy dân từ cách cầm cái cuốc thế nào cho đúng, đánh luống rau, làm đất mạ… Từ thay đổi ấy, năng suất lao động cao lên, dân no ấm dần, không ai nghĩ tới trồng cây thuốc phiện nữa”.

Đến với bản vùng cao Lao Khô, giáp biên giới Việt - Lào, thuộc xã Phiêng Khoài (huyện Yên Châu) chúng tôi gặp anh Tráng Lao Lềnh. Anh Lềnh tâm sự, giọng đầy tự hào: Trước đây, không ai nghĩ là ở cái bản vùng cao như chúng tôi lại có thể trồng được nhiều loại cây cho hiệu quả kinh tế cao mà mang lại cuộc sống an lành đến thế. Đó là nhờ Nhà nước có những chính sách chuyển hưởng sản xuất - xóa bỏ cây thuốc phiện rất kịp thời. Bây giờ ở Lao Khô này, chúng tôi không chỉ sống nhờ ngô lai, lúa lai mà còn có nguồn thu lớn từ chăn nuôi trâu, bò, gà, lợn, dê; thu hoạch chanh leo, sa nhân và nhiều cây trồng khác. Yên Châu quê tôi bây giờ được cả thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Úc… biết đến nhờ hoa quả xuất khẩu đấy. Cái đất dữ trồng cây thuốc phiện năm xưa bây giờ thu được cả đô la của Mỹ, nhân dân tệ của Trung Quốc từ những nông sản ngon lành rồi...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem