3 bước khai nhận thừa kế theo quy định của pháp luật năm 2022

Việt Sáng Thứ năm, ngày 29/09/2022 10:57 AM (GMT+7)
Theo luật sư, Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định rõ ba bước để người dân khai nhận thừa kế.
Bình luận 0

Bạn đọc hỏi:

Nhà tôi có 5 anh chị em, bố mẹ tôi mới mất và để lại một mảnh đất 800m2 nhưng không có di chúc.

Sau khi xác định người có quyền hưởng di sản cha mẹ để lại là nhà đất thì người được nhận di sản muốn sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang tên của mình thì đầu tiên cần thực hiện những thủ tục nào?

Liên quan đến vấn đề này, theo luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội, Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định rõ ba bước để người dân khai nhận thừa kế.

Cụ thể, đầu tiên người dân phải làm thủ tục khai nhận thừa kế.

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

3 bước khai nhận thừa kế theo quy định của pháp luật năm 2022 - Ảnh 1.

Theo luật sư, Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định rõ ba bước để người dân khai nhận thừa kế.

3 bước khai nhận thừa kế

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ của di sản thừa kế CMND, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục

Bước 2: Lập và niêm yết thông báo thừa kế

Theo quy định khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người khai nhận di sản đến Văn phòng công chứng mang theo các giấy tờ để thực hiện các thủ tục.

Tại đây, Công chứng viên sẽ tiến hành thủ tục niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của cha mẹ để lại di sản theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật công chứng. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.

Việc niêm yết này là để đảm bảo không có ai tranh chấp đối với tài sản được khai nhận thừa kế này.

Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

Đủ 15 ngày niêm yết, nếu không có ai thắc mắc hay tranh chấp gì thì bạn hoặc VPCC sẽ đến UBND phường, xã để lấy Thông báo thừa kế đã đóng dấu xác nhận của UBND.

Sau đó, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với mảnh đất của cha mẹ để lại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem