3 cách săn chuột đồng bách phát bách trúng ở miền Tây

Chúc Ly Chủ nhật, ngày 26/01/2020 06:20 AM (GMT+7)
Săn chuột đồng ở miền Tây là một hoạt động không còn xa lạ với nhiều người. Trải qua thời gian, để phù hợp với điều kiện thực tế, người dân miền Tây đã sáng tạo nên nhiều cách bắt chuột đồng độc đáo và hiệu quả, có thể nói là bách phát bách trúng.
Bình luận 0

Săn chuột đồng ở miền Tây không chỉ là một hoạt động thu hút nhiều người tham gia, mà dần trở thành một nét đẹp văn hóa. Để bắt được chuột đồng, người dân có thể dùng nhiều cách, nhưng hiện có 3 cách hiệu quả là chụp chuột, đặt bẫy và dũng chĩa.

img

Săn chuột đồng ở miền Tây đã trở thành một nét văn hóa. Ảnh: Chúc Ly.

Ở vùng trồng lúa nhiều như ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thì người dân dùng chĩa để săn chuột đồng. Nhiều nông dân tại ấp 3A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, người dân ở đây bắt chuột khá đơn giản, chỉ cần dùng chĩa 5 chia và máy bơm nước mini là một nhóm người có thể “tung hoành” khắp các cánh đồng bắt chuột mưu sinh.

img

Với máy bơm nước mini và chĩa 5 chia, một nhóm người có thể dễ dàng bắt được chuột đồng. Ảnh: Chúc Ly.

img

Người dân dùng máy bơm bơm nước vào hàng chuột, những cây chĩa sẵn sáng khi chuột chạy ra khỏi hang. Ảnh: Chúc Ly.

img

Bắt chuột bằng chĩa hiệu quả khá cao. Ảnh: Chúc Ly.

Các thành viên đội diệt chuột cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN hay, đội săn chuột đã được thành lập nhiều năm nay, tập hợp các nông dân trong khu vực với khoảng 10 thành viên, đi theo nhóm để bắt chuột bằng cách dùng chĩa hoặc bắt tay không. Dùng chĩa dễ bắt chuột hơn. Số lượng chuột bắt có khi lên đến hàng chục kg, hôm nào bắt được nhiều sẽ đem ra chợ bán.

Trong khi đó, cũng ở những vùng trồng lúa ở miền Tây, vào những ngày giáp Tết, người dân tất bật thu hoạch lúa. Đây cũng là dịp người dân lại cùng gọi nhau ra đồng đi chụp chuột.

img

Chụp chuột đồng mùa gặt là cách săn chuột phổ biến ở miền Tây. Ảnh: Chúc Ly.

Thông thường vào khoảng tháng 11 và tháng 12 âm lịch, bà con sẽ thu hoạch lúa vụ đông xuân. Đến thời điểm chuẩn bị thu hoạch thì chuột đồng kéo đến sinh sản và trú ngụ rất đông. Chúng cắn phá hạt lúa để làm thức ăn, vì vậy nhiều người đổ xô ra đồng đi săn chuột về bán và làm món ăn trong gia đình.

img

img

Từng nhóm người í ới gọi nhau chụp chuột hoặc đào hang. Ảnh: Chúc Ly.

img

img

Chụp chuột đồng mùa gặt thường thu hút nhiều người tham gia, không phân biệt già trẻ. Ảnh: Chúc Ly.

Chụp chuột đồng mùa gặt là hình thức bắt chuột phổ biến của người dân miền Tây trong thời buổi cơ giới hóa. Khi chiếc máy vừa chạy qua một đường lúa thì chuột đồng sẽ chạy tán ra, từng nhóm người chạy theo dí bắt chuột, những tiếng cười sảng khoái vang lên khắp cánh đồng.

Còn ở một số vùng nước mặn ở Cà Mau, người dân lại sử dụng rập lồng (một loại bẫy) dể bắt chuột đồng.

img

Người dân vùng mặn sử dụng rập để bắt chuột. Ảnh: CTV.

Trước đây, bẫy chuột đồng thường phổ biến có ở những vùng ngọt, có diện tích trồng lúa lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây, hình ảnh một số người rong ruổi theo bờ vuông tôm, bờ sông để đặt rập chuột đã không còn xa lạ, thậm chí có người có nguồn thu nhập khá từ việc bẫy chuột đồng.

img

Những con chuột đồng ở bờ vuông, sông bị bắt khá dễ dàng. Ảnh: CTV.

img

Hiện chuột làm thịt sẵn được bán với giá 80.000-100.000 đồng/kg, chuột sống thì bán với giá 60.000 đồng/kg. Ảnh: Chúc Ly.

Bật mí với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Văn Sang (ngụ xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, Cà Mau), khoảng 14 giờ hằng ngày ông sẽ đi đặt khoảng 70 cái rập chuột, đến chừng 5 giờ sáng hôm sau thì đi thăm. Ngày nào trúng thì ông cũng kiếm được 50-60 con chuột, thất thì 30-40 con. Chuột làm thịt sẵn được bán với giá 80.000 đồng/kg, chuột sống thì bán với giá 60.000 đồng/kg.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem