3 vị hoàng đế biến mất một cách kỳ bí nhất trong lịch sử, người thứ ba bị nghi ngờ là 'xuyên không'

Thứ ba, ngày 20/04/2021 06:44 AM (GMT+7)
Mất tích không thể lý giải được, đây là 3 vị hoàng đế để lại nhiều bí ẩn nhất trong lịch sử về sự tồn tại của mình, thậm chí người thứ 3 còn bị người đời truyền tụng là đã "xuyên không".
Bình luận 0

Trung Quốc với 5000 năm văn hiến, trước khi nhà Thanh diệt vong, vẫn luôn luôn là một chế độ quân chủ tuyệt đối, và quân chủ là hoàng đế mà chúng ta thường gọi. Từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đến khi nhà Thanh sụp đổ, tổng cộng có 352 vị hoàng đế lên ngôi, nhưng lịch sử nhiều biến động của Trung Quốc không chỉ có những vị vua mà mọi người đã quen thuộc mà còn có một số vị hoàng đế mất tích không thể lý giải được, vậy họ đã đi đâu, phải chăng đã "xuyên không" ?

Mã số 1: Lưu Hạ - Vị hoàng đếthời gian trị vì ngắn nhất trong lịch sử nhà Tây Hán, chỉ 27 ngày

3 vị hoàng đế biến mất một cách kỳ bí nhất trong lịch sử, người thứ ba bị nghi ngờ là 'xuyên không' - Ảnh 1.

Lưu Hạ - Vị hoàng đếthời gian trị vì ngắn nhất trong lịch sử nhà Tây Hán, chỉ 27 ngày.

Lưu Hạ là cháu của Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Lưu Triệt đã khai phá vùng lãnh thổ lớn nhất vào thời nhà Hán và tạo nên "Thời đại hưng thịnh của Hán Vũ", một trong ba thời đại vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Hạ là một kẻ hoang dâm vô độ, chơi bời lêu lổng chỉ thích ăn chơi không học hành. Năm 74 trước Công nguyên, Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng qua đời, vì Chiêu Đế không có con trai nên ngôi vị quân vương tiếp theo của nhà Hán được truyền lại cho Lưu Hạ do có sự phù trợ đại thần Hoắc Quang. Sau khi lên ngôi, Lưu Hạ vẫn không thay đổi bản tính, bỏ qua việc chính sự, chỉ thích uống rượu vui vẻ với người thiếp yêu thích của mình. Ngay sau đó, Hoắc Quang bàn bạc việc phế truất Lưu Hạ với các quan đại thần, đồng thời thông báo cho Thái hậu biết chuyện. Sau khi nghe điều này, thái hậu miễn cưỡng đồng ý và triệu kiến Lưu Hạ, bố trí binh lính canh gác. Lưu Hạ bị phế truất chỉ sau 27 ngày và được gọi là hoàng đế bị phế truất của nhà Hán. Sau khi bị đày đến Xương Ấp, từ đó nhân gian đã không còn nghe thấy tin tức về ông ta.


Mã số 2: Tôn Lượng- Tin tức cướp lại chính quyền tới tai kẻ thù, chưa chiến đã bại

Tôn Lượng, vị hoàng đế thứ 2 của nước Ngô trong thời Tam Quốc, là con trai út (thứ bảy) của Phan Hoàng Hậu và Ngô Đại Đế Tôn Quyền, nhưng dựa vào hoàng hậu được sủng ái, đã sớm được lập thành thái tử ngay từ khi Tôn Quyền tại vị. Vào năm Công Nguyên 252, Tôn Quyền chết vì bạo bệnh, và Tôn Lượng, mới 9 tuổi, lên ngôi hoàng đế với sự ủng hộ của tướng quân Gia Cát Khác và những người khác.

3 vị hoàng đế biến mất một cách kỳ bí nhất trong lịch sử, người thứ ba bị nghi ngờ là 'xuyên không' - Ảnh 3.

Tôn Lượng, vị hoàng đế thứ 2 của nước Ngô trong thời Tam Quốc, là con trai út (thứ bảy) của Phan Hoàng Hậu và Ngô Đại Đế Tôn Quyền, nhưng dựa vào hoàng hậu được sủng ái, đã sớm được lập thành thái tử ngay từ khi Tôn Quyền tại vị.

Sau khi Gia Cát Khác mang 200.000 quân đánh Hoài Nam Ngụy Thành và thất bại, Tôn Lượng nghe theo lời vu cáo của anh họ Tôn Tuấn và giết gia đình Gia Cát Khác, từ đó quyền lực của nhà Ngô rơi vào tay Tôn Tuấn và anh họ của ông ta— Tôn Lâm đại tướng quân thời đó. Khi Tôn Tuấn chết vì bạo bệnh, Tôn Lâm độc tôn nắm giữ binh quyền, đồng thời không hề để Tôn Lượng vào mắt. Vì vậy, Tôn Lượng cùng với tướng quân Lưu Thừa và thừa tướng Tiền Kỉ âm mưu trừng trị Tôn Lâm và giành lại quyền lực. Tin tức bị truyền đến tai Tôn Lâm, Tôn Lâm lập tức cho quân đến bao vây hoàng cung và phái Trung Thư Lang - Lý Sùng cướp đi ấn ngọc của hoàng đế, sau đó, Tôn Lâm sai người đưa Tôn Lượng trở về Hội Tắc, nhưng từ đó không có tin tức gì về Tôn Lượng nữa. Sử sách lưu truyền rằng Tôn Lâm đã hạ độc Tôn Lượng, năm đó Tôn Lượng mới 16 tuổi.

Mã số 3: Chu Doãn Văn - Biến mất trong ngọn lửa của hoàng cung nhưng dân gian truyền tụng có khả năng "xuyên không"

Kiến Văn Đế - Chu Doãn Văn là cháu nội của Chu Nguyên Chương và là hoàng đế thứ hai của nhà Minh. Trong thời gian trị vì của Chu Doãn Văn, ông đã tăng cường vai trò của các công chức trong chính trị quốc gia, khoan hồng và phạt tù, trừng phạt nghiêm khắc các hoạn quan, đồng thời thay đổi một số chính sách sai lầm của ông nội Chu Nguyên Chương, được sử sách gọi là "Kiến Văn tân chính" (thời đại chính trị mới của Kiến Văn Đế).

3 vị hoàng đế biến mất một cách kỳ bí nhất trong lịch sử, người thứ ba bị nghi ngờ là 'xuyên không' - Ảnh 4.

Chu Doãn Văn, vị hoàng đế mà hàng vạn quân tìm kiếm nhiều năm không dấu vết, bất luận là người sống hay xác chết đều tìm không ra nên bị người đời nghi ngờ là đã "xuyên không".

Không lâu sau khi lên ngôi, Chu Doãn Văn đã nghe theo lời khuyên Binh Bộ Thượng Thư Tề Thần và những người khác, và quyết định tước bỏ quyền lợi của các phiên vương ở nhiều nơi (Thời kỳ Minh Thái Tổ trị vì, để củng cố hoàng thất, ông đã phong cho con cháu làm phiên vương, nắm giữ binh quyền tại đất riêng được phong và đều có quân đội riêng để tự vệ). Điều này khiến Chu Đệ - quân vương nước Yến không phục, và vào năm thứ hai sau khi Chu Doãn Văn xưng đế, Chu Đệ đem quân công thành. Sau khi biết tình hình không thể xoay chuyển được, Kiến Văn Đế đã tự phóng hỏa đốt cung điện, trận hỏa hoạn kéo dài 3 ngày, sau khi Chu Đệ vào cung thì không tìm thấy Kiến Văn Đế, bất luận là người sống hay xác chết đều tìm không ra. Kiến Văn Đế rốt cục đã chết hay còn sống, cho tới nay vẫn là một bí ẩn không thể giải đáp, ngỡ như đã "xuyên không".

Thúy Phương (Fanzou Shinhai)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem