Công chúa trắc trở nhất lịch sử: Trải qua 8 triều đại, 7 vị hoàng đế mới lên ngôi hoàng hậu ở tuổi 83

Thứ hai, ngày 12/04/2021 14:49 PM (GMT+7)
Người con gái huyền thoại mất mẹ từ khi còn nhỏ, thiếu thốn tình cảm của cha, gặp trắc trở trong hôn nhân khi chỉ được đội vương miện phượng hoàng ở tuổi 83 nhưng lại hưởng vinh dự mà người khác không thể có được của 7 vị hoàng đế trong suốt 8 triệu đại.
Bình luận 0

Chu Nguyên Chương là hoàng đế sáng lập ra triều đại nhà Minh, vì từ nhỏ đã quen với thời kỳ khó khăn nên khi trở thành hoàng đế, ông đã cưới rất nhiều vợ. Người Trung Quốc cổ đại cũng có truyền thống "sinh nhiều con, nhiều phúc đức" nên Chu Nguyên Chương sinh được 26 con trai và 16 con gái. Trong số những người con của ông, nổi tiếng nhất là thái tử Chu Tiêu và hoàng đế Vĩnh Lạc, những người con khác không nổi tiếng lắm. Hàm Sơn công chúa là người lớn tuổi nhất trong số các anh chị em.

Cuộc hôn nhân không hạnh phúc của Hàm Sơn công chúa


Sau khi Chu Nguyên Chương thành công trong việc chống lại nhà Nguyên do người Mông Cổ lãnh đạo, nhà Minh được thành lập và Cao Ly còn cử sứ giả đến triều cống. Trong số những cống phẩm của Cao Ly, ngoài những bảo vật quý hiếm còn có những mỹ nhân trong nước. Và mẹ của Hàm Sơn công chúa là Cao lệ phi Hàn thị (đến từ Hàn Quốc). Hàm Sơn công chúa sinh năm Hồng Vũ thứ 14, là con gái thứ 14 của Chu Nguyên Chương. Vì mẹ cô vốn quen sống ở Cao Ly ( nay là Hàn Quốc) nên không mấy thoải mái với mọi thứ ở Trung Quốc, cũng như nhớ quê hương nên bà đã qua đời sau khi sinh cô. Chu Nguyên Chương lúc đó mải bận việc triều chính, một phần nữa cho rằng vì cô con gái này mà Cao lệ phi Hàn thị mới mất sớm, nên sẽ mang lại điềm rủi, số "bọ chét" nên từ bé Hàm Sơn công chúa đã không được hưởng tình yêu thương, chăm sóc, quan tâm của cha mẹ.

Công chúa trắc trở nhất lịch sử: Trải qua 8 triều đại, 7 vị hoàng đế mới lên ngôi hoàng hậu ở tuổi 83 - Ảnh 2.

Chu Nguyên Chương lúc đó mải bận việc triều chính, một phần nữa cho rằng vì cô con gái này mà Cao lệ phi Hàn thị mới mất sớm, nên sẽ mang lại điềm rủi, số "bọ chét" nên từ bé Hàm Sơn công chúa đã không được hưởng tình yêu thương, chăm sóc, quan tâm của cha mẹ.

Mặc dù không phải lo chuyện ăn uống, nhưng sự thiếu thốn tình cảm cũng khiến cho Hàm Sơn công chúa trở nên trầm cảm. Vào năm Hồng Vũ thứ 27 (1394), công chúa 14 tuổi Hàm Sơn được Chu Nguyên Chương gả cho Doãn Thanh. Mặc dù Hàm Sơn không yêu, và chú của cô ở Cao Ly (Hàn Quốc bây giờ) cũng là dòng dõi hoàng tộc nhưng vì là công chúa nên không thể kháng chỉ. Vì vậy, sau khi trở thành con dâu nhà họ Doãn, Hàm Sơn công chúa bị cả nhà chồng rất coi thường.

Sau khi kết hôn, Hàm Sơn sinh 2 người con trai cho gia đình họ Doãn. Khi Chu Doãn Văn lên nắm quyền nhà Minh, tự là Minh Huệ Đế, Doãn Thanh cũng được đảm nhiệm chức vụ thống đốc. Dựa vào Hàm Sơn công chúa, cả gia đình Doãn Thanh chẳng mấy chốc lên như diều gặp gió, biến thành phượng hoàng. Ban đầu, Hàm Sơn công chúa nghĩ rằng thế là từ đây vợ chồng cô có thể sống hạnh phúc, bằng lòng với hiện tại và không mưu cầu tham vọng gì. Nhưng mọi chuyện không thể đoán trước, Doãn Thanh qua đời chỉ 4 năm sau đó. Hàm Sơn công chúa, khi đó mới 18 tuổi đã trở thành góa phụ.

Vào thời điểm này, tình hình trong nước cũng đang thay đổi và người anh trai thứ tư của cô là Chu Đệ đã thay thế cháu trai mình là Chu Doãn Văn để trở thành hoàng đế của nhà Minh tự là Vĩnh Lạc Đế. Vì Hàm Sơn công chúa, một phụ nữ không thể tham gia vào việc triều chính, hay tranh giành quyền lực, nên sau khi Chu Đế trở thành hoàng đế, ông đã chăm sóc rất tốt cho các em gái của mình. Vào năm Vĩnh Lạc thứ 15, Chu Để đặc biệt cử người đến đến xây dựng dinh thự cho Hàm Sơn công chúa. Sau khi Chu Đệ mất, con trai của ông là Chu Cao Sí kế vị ngai vàng, tức Minh Nhân Tông tự Hồng Hi Đế.

Công chúa trắc trở nhất lịch sử: Trải qua 8 triều đại, 7 vị hoàng đế mới lên ngôi hoàng hậu ở tuổi 83 - Ảnh 4.

Hàm Sơn công chúa trở thành người còn sống duy nhất trong số những người con của Chu Nguyên Chương và trở thành "lịch sử sống" của triều đại nhà Minh, khi trải qua 8 triệu đại và 7 vị hoàng đế.

"Lịch sử sống" Hàm Sơn công chúa, người duy nhất may mắn có được "đặc ân" bởi 7 vị hoàng đế của các 8 triều đại nhà Minh trong quá khứ

Dù Minh Nhân Tông (vị hoàng đế thứ 4 nhà Minh) lên ngôi hoàng đế chưa lâu (1924-1925) nhưng ông là một vị hoàng đế nhân hậu. Ông ban tước vị cho Hàm Sơn công chúa là "Trưởng công chúa" và những đặc quyền, đặc ân cấp cao chuyên biệt mà chỉ những người này mới có được. Từ đó về sau, các hoàng đế lên ngôi đều sắp xếp hậu cung cho vị "trưởng công chúa", và họ được hưởng những đặc quyền, đặc ân thứ hạng cao trong hoàng tộc. Sau khi Minh Huyền Tông (Chu Chiêm Cơ), vị hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Minh tự là Tuyên Đức đế lên ngôi, ngoài việc thể hiện sự tôn kính với Hàm Sơn công chúa như mọi khi, ông còn đặc biệt sắp xếp cho hai con trai của bà một công việc thoải mái, vô lo vô nghĩ, sống sung túc cả đời.

Thời gian trôi qua, Hàm Sơn công chúa trở thành người còn sống duy nhất trong số những người con của Chu Nguyên Chương và trở thành "lịch sử sống" của triều đại nhà Minh. Bà đã trải qua 8 triều đại Hồng Vũ, Kiến Văn, Vĩnh Lạc, Tuyên Đức, Chính Thống, Thiên Thuận, Hồng Hi, Minh Huệ và 7 vị hoàng đế.

Hàm Sơn công chúa đội vương miện phượng hoàng ở tuổi 83

Công chúa trắc trở nhất lịch sử: Trải qua 8 triều đại, 7 vị hoàng đế mới lên ngôi hoàng hậu ở tuổi 83 - Ảnh 5.

Cuối cùng đến lúc sắp mất ở tuổi 83, Hàm Sơn công chúa mới được đội lên đầu chiếc vương miện phượng hoàng chỉ dành cho hoàng hậu.

Vào năm Thiên Thuận thứ sáu, Minh Anh Tông ban chiếu cho Hàm Sơn công chúa lúc này đã 83 tuổi: "Mỗi lần nhi thần đọc về 40 hoàng tử và công chúa được sinh ra bởi tổ tiên và cô dì là người duy nhất được hưởng cuộc sống cao nhất của một đời người, một điều hiếm có, lòng ta nhẹ nhõm,. Nay Nhi thần cử thái giám Lan Trung Lăng đem theo chiếc vương miện phượng hoàng đính hạt Cửu Di Diêm Vương đem ban cho trưởng công chúa Hàm Sơn để cầu phúc trường thọ". Có thể thấy, Minh Anh Tông đã coi Hàm Sơn công chúa là tổ tiên sống lâu nhất trong gia đình. Chiếc vương miện mà Minh Anh Tông cử thái giám gửi đến là chiếc vương miện phượng hoàng chỉ có thể được đeo bởi các hoàng hậu trong thời kỳ Vĩnh Lạc, bất chấp việc ảnh hưởng đến 'tự tôn" của hoàng hậu kiêu ngạo đương thời lúc bấy giờ. Mặc dù Hàm Sơn công chúa mất mẹ từ khi sinh ra và thiếu thốn tình cảm của cha trong những năm đầu của đời mình, nhưng bà đã được hưởng trọn vẹn vinh dự mà người khác không thể có được trong suốt chiều dài lịch sử, âu cũng coi như bù đắp lại những "trắc trở" mà mình gặp phải. Vào năm đó, Hàm Sơn công chúa cũng qua đời an yên ở tuổi 83.

Như San (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem