5 điều quân đội Mỹ khiến Nga phải ghen tị

Minh Anh Thứ hai, ngày 01/08/2016 06:30 AM (GMT+7)
Trong Chiến tranh lạnh, Liên-xô và Mỹ luôn cố gắng ganh đua nhau về sức mạnh vũ khí. MiG-25 cạnh tranh với F-15 Eagle, trong khi Tu-95 Backfire được coi là đối trọng với B-52. Điều tương tự cũng xảy ra với những mẫu tàu ngầm và xe tăng của 2 quốc gia này.
Bình luận 0

Tuy nhiên, khi Chiến  tranh lạnh dần đi vào hồi kết, Liên-xô không còn đủ sức cạnh tranh với Mỹ trong rất nhiều lĩnh vực. Sự sụp đổ của ngành công nghiệp quân sự Liên-xô là khó tránh khỏi khi nền kinh tế đã lâm nguy. Điều này vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay khi quân đội Nga vẫn chưa thể theo kịp Mỹ trong nhiều mặt. Theo tạp chí National Interest, dưới đây là 5 loại vũ khí mà quân đội Nga phải thực sự ghen tị với Mỹ.

Tiêm kích thế hệ 5

5 năm trước, máy bay Sukhoi PAK FA được mong chờ sẽ giúp Nga lấp đầy khoảng cách với chiến đấu cơ Mỹ. Tuy nhiên, đến nay dự án này đang gặp nhiều khớ khăn, nhiều yếu tố hạn chế về kĩ thuật và kinh tế đã khiến Nga phải giảm số lượng mua sắm mẫu máy bay này. Trong khi đó, Mỹ đã biên chế một máy bay thế hệ 5 là F-22 từ năm 2005.

img

Chiến đấu cơ F-22

Có thể nói, tất cả các máy bay trong quân đội Nga hiện nay đều không thể so sánh với F-22. Cho đến khi Nga hoàn thiện được PAK FA, Mỹ vẫn sẽ tận hưởng lợi thế trong lĩnh vực này.

Vũ khí dẫn đường chính xác

Mặc dù Nga bắt đầu sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác nhiều hơn ở Syria nhưng nước này vẫn chưa thể sánh bằng Mỹ trong lĩnh vực này. Một phần lí do có thể đến từ đường lối tác chiến, Nga có xu hướng ít quan tâm hơn đến các thiệt hại nằm ngoài mục tiêu trong khi Mỹ luôn muốn tiêu diệt gọn đối tượng mà vũ khí nhắm đến. Ngoài ra, kinh tế không đủ mạnh cũng khiến Nga không thể tích trữ được một lượng lớn vũ khí chính xác như Mỹ đã sản xuất trong hàng thập kỉ qua.

Máy bay chiến đấu Nga còn được cho là thiếu hệ thống kính ngắm hiệu quả, thường được các chiến đấu cơ phương Tây sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công không đối đất.

Các hệ thống tình báo – trinh sát – giám sát

Ngay cả khi có vũ khí tấn công chính xác thì thông tin về vị trí của mục tiêu vẫn là điều vô cùng quan trọng. Trong thời Chiến tranh lạnh, Liên-xô hiểu rằng việc tích hợp công nghệ thông tin với khả năng tấn công tầm xa sẽ giúp họ có được sự vượt trội trong kỉ nguyên quân sự tiếp theo. Họ cũng hiểu rằng, Liên-xô thiếu đi những thiết bị đủ sự mới mẻ để cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực công nghệ truyền thông và vi tính.

Một vài thứ đã thay đổi đối với nước Nga hiện nay nhưng không phải tất cả. Quân đội Nga vẫn thiếu khả năng tình báo, liên lạc và hiệp đồng tác chiến. Chắc chắn quân đội Nga sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu được hỗ trợ thêm bởi các máy bay không người lái, thiết bị liên lạc hạng nhẹ, vệ tinh dẫn đường và máy tính tốc độ cao như Mỹ đang sở ữu. 

Tàu tấn công đổ bộ

Vào năm 2010, Nga kí với Pháp hợp đồng mua 4 chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral. Pháp sẽ chế tạo trước 2 chiếc và hỗ trợ Nga tự xây dựng 2 chiếc còn lại. Điều này có thể cho thấy sự thiếu thốn của Nga trong lĩnh vực đóng tàu đổ bộ kể từ sau khi Liên-xô tan rã.

img

Nga từng suýt mua được tàu Mistral

Tuy nhiên, hợp đồng trên cũng không có một kết cục tốt đẹp do Pháp đã hủy bỏ hợp đồng với lí do Moscow đã can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Nếu Nga mua được tàu Mistral, chắc chắn hiện giờ nó sẽ đang ở ngoài khơi Syria.

Hiện nay Nga đã lên kế hoạch đóng tàu thay thế Mistral nhưng đến khi chiếc tàu này được biên chế, hải quân Nga vẫn chưa thể sánh bằng Mỹ và thậm chí là một vài cường quốc quân sự phương Tây khác, trong khả năng triển khai quân đổ bộ đường biển.

Nhìn sang Mỹ, có thể thấy hải quân nước này đang sở hữu hàng chục tàu đổ bộ lớn nhỏ cho từng loại nhiệm vụ khác nhau như tàu lớp America, lớp Wasp...Sau khi chiến đấu cơ F-35B được hoàn thiện, nó cũng sẽ được triển khai lên các tàu tấn công đổ bộ và từ đó mở rộng phạm vi tấn công của lực lượng này. 

Lực lượng chuyên nghiệp

img

Quân đội Nga đang thiếu đi nguồn nhân sự chất lượng

Nga tiếp tục gặp vấn với việc tuyển mộ binh lính khi chất lượng quân nhân không được đánh giá cao. Hầu hết thanh niên trẻ, có sức khỏe và giáo dục tốt đều tìm cách thoát nghĩa vụ quân sự.

Moscow đã đề ra nhiều kều hoạch nhằm chuyên nghiệp hóa quân đội nhưng điều này chưa thể thành công do nhiều vấn đề về văn hóa và tài chính. Chỉ một lực lượng sẵn sàng chiến đấu và đủ tiêu chuẩn phục vụ mới giúp quân đội Nga trở nên hiệu quả hơn.

Đối với Mỹ, nước này không dụng chế độ quân dịch bắt buộc, nhưng Mỹ vẫn có đội quân lớn thứ hai sau Trung Quốc, với hơn 1,4 triệu lính, chưa kể 848.000 người dự bị, nhờ chế độ đãi ngộ tốt dành cho binh lính.

Năm 2011, tối thiểu mỗi lính Mỹ được trả gần 18.000 USD/năm, nếu phục vụ trong 6 năm, mức lương có thể lên tới hơn 34.000 USD. Dù mức lương này thấp hơn so với thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ (hơn 41.000 USD/năm vào 2011), nhưng họ đã không phải chịu bất kỳ chi phí ăn uống, nhà cửa, quần áo nào.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem