6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây

An Nguyên Chủ nhật, ngày 05/06/2022 06:18 AM (GMT+7)
Dù là những loại rau dại mọc ở bờ sông, thửa ruộng, chẳng cần chăm bón mà vẫn phát triển sum suê và chỉ có vào mùa nước nổi nhưng bông điên điển, năn, bồn bồn hay sầu đâu,... lại trở thành nguyên liệu làm nên loạt đặc sản miền Tây.
Bình luận 0

Vào mùa nước nổi miền Tây, từ khoảng tháng 8 đến tháng 11, người dân nơi đây lại "bội thu" các loại rau dại mọc trên khắp các cánh đồng, bờ ao, ven sông,... như bồn bồn, bông điên điển, năn, sầu đâu hay bông súng, đọt choại, hẹ nước.

Tuy là rau dại, chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng chúng lại trở thành nguồn nguyên liệu dân dã được mọi người yêu thích, đảm bảo sạch, an toàn cho sức khỏe và được chế biến thành nhiều món ngon.

1. Loại rau dại: Bông điên điển

6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây - Ảnh 1.

Loại rau dại này có quanh năm nhưng xuất hiện nhiều nhất vào độ cuối năm ở miền Tây. Vào mùa nước nổi, bông điên điển nở rộ, phủ sắc vàng tươi khắp cả một vùng. Chúng thường mọc ở bên bờ ao, ngoài ruộng với vẻ ngoài rất hấp dẫn (Ảnh: @pax_huynh).

6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây - Ảnh 2.

Điên điển có vị chát nhẹ, giòn, ngọt hậu và trở thành nguyên liệu ăn kèm nổi tiếng của các món bún, lẩu mắm của người miền Tây. Ngoài ra, loại rau dại này còn được chế biến thành món xào với tép đồng hoặc làm nhân bánh xèo, tạo hương vị lạ miệng ngon khó cưỡng.

2. Rau dại: Sầu đâu

6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây - Ảnh 3.

Sầu đâu hay còn gọi là sầu đông, xoan sầu đâu. Loại rau dại này có ở nhiều nơi nhưng thường chỉ ở miền Tây người dân mới hái chúng về để chế biến món ăn (Ảnh: @ngocdung0107).

6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây - Ảnh 4.

Thời điểm cây sầu đâu thay lá, ra bông, khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch năm sau cũng là lúc người dân ra đồng, bờ sông để thu hoạch lá đọt non về chấm mắm kho, nấu cá kho. Sầu đâu cũng được chế biến thành món gỏi rất đặc biệt, ăn kèm cơm nóng khá ngon (Ảnh: @ji_woo96).

3. Rau dại: Hẹ nước

6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây - Ảnh 5.

Hẹ nước được người miền Tây ví như đặc sản "trời ban". Chúng mọc dại ở các thửa ruộng phèn, gốc bám sâu dưới bùn đất và không phải nơi nào cũng có. Hẹ nước mọc nhiều từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm. Thời điểm này, người dân lại tất bật ra đồng để thu hoạch hẹ (Ảnh: Ann Võ).

6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây - Ảnh 6.

Loại rau dại này có kích thước mảnh, dẹt, thường được trần sơ qua rồi chế biến thành các món xào, nấu canh hoặc ăn sống, chấm kho quẹt hay nước cá kho. Hẹ nước có vị giòn, ăn thanh mát (Ảnh: @trangpinkyy).

4. Rau dại: Bông súng
6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây - Ảnh 7.

Loại rau dại này rất quen thuộc với người miền Tây và được xem như đặc sản dân dã của vùng sông nước nơi đây. Bông súng có màu tím, ăn giòn, xốp và ngon nhất vào mùa nước nổi (Ảnh: @thanh23184).

6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây - Ảnh 8.

Chúng là nguyên liệu cho các món xào hay nấu canh chua cá tép đồng, làm mắm kho. Đem rửa sạch bông súng, tước hết lớp vỏ ngoài, ngắt hoa, chỉ giữ lại cọng. Loại rau này là nguyên liệu không thể thiếu trong món lẩu cá linh thơm ngon nức tiếng của miền Tây (Ảnh: @thao_predo).

5. Rau dại: Bồn bồn 

Bồn bồn (hay còn gọi là cỏ nến) thường mọc dại ở ven sông. Vài năm trở lại đây, người dân ở một số tỉnh miền Tây như Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu không coi đây là rau dại mà đã bắt đầu trồng bồn bồn để bán.

6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây - Ảnh 9.

Loại rau dại này sau khi thu hoạch sẽ được cắt bỏ lá, chừa lại một đoạn gốc rồi dùng dao nhỏ chẻ dọc theo một phần ba thân để tách lấy lõi non. Đây là phần ăn được của cây bồn bồn, có vị ngọt, thanh mát. Bồn bồn có thể ăn sống, nấu canh chua, muối dưa hoặc chấm cá kho, xào với thịt, tép đồng,... đều ngon (Ảnh: @bakafood).

6. Rau dại: Đọt choại

Đây là nguyên liệu làm nên nhiều món ngon dân dã ở miền Tây mà không chỉ người địa phương, ngay cả thực khách phương xa cũng rất yêu thích. Đọt choại thuộc loại dây leo, thân bò tới đâu thì bám rễ hút nước đến đó. Chúng thường mọc nhiều ở vùng đất bùn trũng và thích nghi cả với vùng đất nhiễm phèn nhẹ.

6 loại rau dại chẳng cần chăm bón vẫn phát triển sum suê nhưng ngon khó cưỡng ở miền Tây - Ảnh 10.

Vào mùa mưa lũ, loại rau dại này mọc rất nhanh. Thân cây được chế biến thành các món như gỏi, xào tỏi, nhúng lẩu,... Loại rau dại này ăn hơi nhớt như mồng tơi, vị đắng nhẹ, nhiều người ăn lần đầu không quen nhưng thưởng thức nhiều lại thấy thích thú (Ảnh: Đào Lâm Xuân Quỳnh).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem