ẩm thực sài gòn
-
Khác nhau về phong cách ẩm thực của hai miền Nam - Bắc, có những món ăn phổ biến ở Sài Gòn nhưng ở Hà Nội lại không thể tìm ra.
-
Quán mở cửa lúc 6 giờ sáng, hôm đầu tới mới hơn 8 giờ, được báo là hết. Tuần sau quay lại lúc 7 giờ 40, gọi món luôn dù phải đứng chờ chỗ ngồi. Lo xa không thừa, vì khách chỉ tới sau tý thôi là nghe "hết gân rồi nha". Hút khách vậy, quán vẫn chỉ bán món đó vào mỗi sáng thứ Bảy.
-
Tiệm còn không có tên, nên chẳng có bảng hiệu đề mấy thứ như gia truyền, truyền mấy đời… Khi hỏi sao món ngon lại ít thấy, người viết mới hay là nhà bán món này lâu lắc, từ thời bà ngoại có tiệm nước trước 1975.
-
Bánh căn ở quán nhỏ ngoài hồn cốt mộc mạc xứ nắng Phan Rang, còn tưởng thưởng vang vọng tiếng còi tàu... sẽ càng đã đời nếu ngồi đó bữa mưa.
-
Chè trứng là một trong những món ăn truyền thống của người Hoa. Ở Việt Nam loại chè này đã có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh và thu hút nhiều du khách bởi món ăn độc lạ, mới mẻ này.
-
Khách tự lựa ốc, chủ sẽ xào với hành, gia vị rồi đổ vào tô cháo ninh sẵn với nấm, rắc thêm rau thơm, hành, ngò... tạo thành món cháo ốc siêu ngon tại quán ốc Ký, trong khu chợ bà Hoa, quận Tân Bình, TP. HCM
-
Cơn sốt trứng muối lên ngôi ở tất tật món ngọt, mặn, cả giải khát như trà sữa, nay thêm món khá ngon lành dù vẫn còn kém tiếng - phở bò viên trứng muối. Ở quán bán phở đã vài mươi năm trên đường Bình Phú, quận 6, món mới này khá hút khách.
-
Những ai hoài cổ có thể lắc đầu, nhưng từ bánh canh, mỳ Quảng … hay cả cái món đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn và gây tranh cãi - phở, cũng đã có trộn. Nên hoành thánh mà có đem trộn chắc cũng không lạ lắm, dù còn khá mới ở xứ này.
-
Thời gian qua, nhà hàng chuyên về dimsum và lẩu Hồng Kông Ông Sủi gây sốt trên bản đồ ẩm thực tại TP.HCM. Nhà hàng này đã trở thành một lựa chọn mới cho những người yêu ẩm thực Trung Hoa.
-
Như miền Tây mùa nước nổi, Hà Nội mùa hoa loa kèn… nổi tiếng và rất đặc trưng riêng, Sài Gòn cũng có một mùa "không đụng hàng" – mùa những nồi bá trạng đỏ lửa ngày đêm.