Độc giả Hải Vinh đã chia sẻ những cảm nhận và khoảnh khắc đẹp về nơi được mệnh danh là Đà Lạt của miền Trung.
Bà Nà hội tụ đầy đủ những điều kiện thiên nhiên để trở thành một khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng ở nước ta.
Nằm trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những công trình kiến trúc tâm linh ẩn hiện giữa mây trời... là những điều đã thôi thúc chúng tôi tìm đến nơi đây trong sự háo hức, hồi hộp xen lẫn thú vị.
Biển mây ở Bà Nà.
Bà Nà ngày đó vẫn còn giữ được nét hoang sơ, mộc mạc vì chưa có nhiều công trình xây dựng như bây giờ. Chúng tôi đón cáp treo từ chân núi, nhẹ nhàng xuyên qua những thảm mây bồng bềnh để đến với thiên đường nghỉ dưỡng nơi đây.
Từ trên cáp treo chúng tôi đã được chiêm ngưỡng những góc nhìn khác nhau về tượng Phật ở lưng chừng núi, nét mặt tượng Phật vừa uy nghi, trầm mặc vừa khoan thai, bao dung tạo cho chúng tôi cảm giác yên bình, hạnh phúc.
Lên tới nơi, chúng tôi nhanh chóng rảo bước để khám phá khắp nơi, từ những ngôi chùa cổ kính với tiếng chuông trầm bổng cứ vọng về cho tới những con đừng nhỏ nhắn dẫn lên tòa nhà thông tin liên lạc hay trên cột mốc đỉnh núi Chúa. Từ trên đỉnh núi Chúa, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Bà Nà như thu hết vào tầm mắt của chúng tôi, cảm giác thật bồi hồi, khó tả.
Bướm đêm.
Đêm ở Bà Nà với cái lạnh vừa đủ để chúng tôi xuýt xoa chứ không quá rét, giấc ngủ nhanh chóng ập đến sau một ngày khám phá Bà Nà bằng chính đôi chân của mình. Trước khi chìm vào giấc ngủ sâu, trên môi vẫn nở một nụ cười mãn nguyện vì những gì có được trong ngày hôm nay.
Chúng tôi chia tay Bà Nà với sự lưu luyến, tiếc nuối vì vẫn chưa khám phá hết được cảnh đẹp nơi đây. Hẹn một ngày không xa được quay trở lại nơi đây.
Cáp treo. Con đường nhỏ dẫn tới trạm thông tin liên lạc. Khách sạn ở Bà Nà nhìn từ đỉnh núi Chúa. Khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp. Đầm Chuồn (hay còn gọi là đầm Cầu Hai) là một phần trong hệ thống đầm phá Tam Giang, cách thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) khoảng 10km, đi qua quốc lộ 49 rẽ về hướng An Truyền. Phong cảnh nơi đây tuyệt vời hơn cả là vào mỗi sáng sớm hay buổi chiều tà với những mảng màu đa sắc. 5h55 sáng, mặt trời nhô lên đỏ hồng tạo nên một bức tranh ấn tượng. Những đứa trẻ chăn trâu bắt đầu làm việc. Đàn chim rời tổ. Những chiếc thuyền đánh cá về bờ, hoạt động mua bán bắt đầu sôi động. Nơi đây còn có món ăn nổi tiếng, bánh khoái cá kình được nhiều du khách một lần đến phải nếm thử. Từng chiếc ghe máy chở đầy cá kình đem về bờ khuấy động cả bầu không khí buổi sớm vốn tĩnh mặc. Ở đây, nhiều thuyền đánh cá cũng là nơi cư ngụ của gia đình, cả nhà chung sống trên thuyền, quanh năm lênh đênh trên mặt nước. Đầm Chuồn có năm loại cá nổi tiếng là cá ong, cá dìa, cá mú, cá nâu và cá kình vì thịt cá dai, thơm, ngọt. Cá kình là một trong những đặc sản của người dân xứ Huế và cũng được đánh bắt nhiều tại khu vực đầm Chuồn. Theo người dân đánh bắt cá tại đây thì mùa cá kình bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 7 âm lịch hằng năm. Ngư dân nơi đây khá lam lũ, tất bật. Có những cụ ông tuổi đã cao vẫn làm nghề chài lưới. Họ bắt đầu công việc đánh cá từ 18h tối và kết thúc vào 6h sáng hôm sau. Một số ngư dân phải thức đêm trong những chòi cất tạm bợ trên mặt nước sông để canh giữ đìa tôm, cá. Mỗi kg cá kình mua tại đầm có giá khoảng 100.000 đồng, một ký tôm loại lớn chừng 150.000 đồng.
Zing (Theo Zing)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.