Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. (Ảnh: IT)
Ngoài ra, theo ông Vũ Quốc Hùng, việc bắt được Trịnh Xuân Thanh cũng đã tạo niềm tin cho người dân vào những tuyên bố trước đó của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
“Tôi có theo dõi trên phương tiện truyền thông, cả Tổng Bí thư và Chủ tịch nước trước đó đều khẳng định sẽ bắt và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước, pháp luật không cho phép những kẻ có tội bỏ trốn và ẩn náu… Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú trước cơ quan pháp luật càng khiến người dân tin tưởng hơn vào quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chống giặc nội xâm của Đảng và Nhà nước ta”, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư đánh giá.
Tháng 4.2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng đã nhấn mạnh: Tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại PVC; bằng mọi giá truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án. |
Ông Vũ Quốc Hùng cũng cho rằng, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú chỉ mở đầu cho một giai đoạn mới. Giờ thì đến lúc các cơ quan tố tụng điều tra, xem xét bị can này tội thế nào, mức độ vi phạm đến đâu, quy mô phạm vi ảnh hưởng ra sao, những ai đã tiếp tay để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài khi biết sẽ bị khởi tố và bắt giam? Những vấn đề này cần tiếp tục xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Đánh giá riêng về việc đối tượng Trịnh Xuân Thanh - dù đang là đảng viên - nhưng lại bỏ trốn ra nước ngoài khi phát hiện có dấu hiệu bị khởi tố, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng, hành vi đó là vô cùng tồi tệ với một người đã từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Đã là đảng viên thì anh phải tình nguyện hiến thân cuộc đời cho cách mạng, cho dân tộc. Khi khó khăn, đảng viên không bao giờ bỏ trốn, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tất nhiên, đối với Trịnh Xuân Thanh thì nay cứ theo quy định của pháp luật mà xử lý”, ông Hùng nói.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước. (Ảnh: IT)
Cùng chung nhận định trên, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng cho rằng bản thân ông cũng như nhiều người dân khác rất hoan nghênh việc cơ quan pháp luật của Việt Nam đã nỗ lực truy bắt bị can Trịnh Xuân Thanh trong suốt thời gian qua. Việc đối tượng này ra đầu thú chắc hẳn có sự tác động ít nhiều từ phía lực lượng chức năng của Việt Nam.
Trung tướng Thước nhớ lại: Khoảng giữa tháng 4 vừa rồi, ông nhớ Tổng Bí thư cũng đã yêu cầu các lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại PVC, đồng thời tập trung truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước. Như vậy, chỉ đạo của Tổng Bí thư đã được các cơ quan chức năng thực thi triệt để.
Tướng Thước cho rằng: “Giặc ngoại xâm đã nguy hiểm nhưng giặc nội xâm - những kẻ tham nhũng, lãng phí hàng nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ, gián tiếp tiếp tay làm nghèo đất nước - cũng không kém nguy hiểm, thậm chí còn nguy hiểm hơn ngoại xâm. Muốn đất nước vững mạnh thì phải trị cho bằng được nội xâm và phải trị tới cùng”.
Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Hải thì cho rằng, việc bị can Trịnh Xuân Thanh về nước và ra đầu thú càng cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Giờ thì đã bắt được Trịnh Xuân Thanh, ông Hải cho rằng pháp luật sẽ phải xử lý Trịnh Xuân Thanh cả tội bỏ trốn.
“Vụ việc của Trịnh Xuân Thanh sẽ là một sự răn đe mạnh mẽ đối với những kẻ đang có ý định tham nhũng tiền của của nhân dân và có ý định bỏ trốn. Bởi một khi pháp luật nghiêm minh thì những kẻ phạm tội sẽ hiểu rằng không có đường thoát, dù cho có trốn nơi chân trời góc bể nào đi chăng nữa”, ông Hải nhấn mạnh.
Ngày 31.7.2017, Trịnh Xuân Thanh (SN 13.2.1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội; hiện là bị can bị truy nã) đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú sau một năm ẩn náu ở nước ngoài trốn lệnh truy nã.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.