Bên kia miền đất hứa

Thứ tư, ngày 11/05/2011 14:12 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Dẫu chưa đến “ngày phán xử cuối cùng”, hàng trăm tín đồ đắm “đạo Hà Mòn” cũng đã quay về với cuộc sống đời thường. Điều gì đã khiến họ quay lưng với “thiên đường” mộng tưởng?
Bình luận 0

Trong cơn sóng cả

Gần 50 mùa rẫy Y Ghen vẫn còn đẻ (ngăn cái đẻ là có tội). Đau bụng đã hơn một ngày mà con vẫn chưa ra. Họ hàng đến chật nhà cũng chỉ biết đọc kinh cầu nguyện rồi nhìn bà mụ loay hoay xoa bóp… Một người vừa mới rụt rè ngỏ ý đưa lên trạm xá xã, lập tức hàng chục cái miệng nhao nhao: “Đến trạm xá là có tội. Cứ cầu nguyện rồi “Đức Mẹ” sẽ chở che”!

img
Trường cho làng trong lòng hồ.

Chuông điện thoại dựng Chủ tịch UBND xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy - Kon Tum) Nguyễn Văn Niệm dậy vào lúc nửa đêm. Anh lập tức gọi điện cho cán bộ y tế xã. Những cặp mắt có vẻ dịu đi khi thấy chủ tịch đến nhà giữa đêm khuya rét mướt. Dù vậy cũng phải mất gần một giờ thuyết phục, họ hàng Y Ghen mới chịu để bác sĩ bắt tay vào việc… Ơn Yàng, có lẽ chỉ chậm chừng giờ nữa thì cả mẹ lẫn con đã phải đến “thiên đường”!

Ấy chỉ là một trong hàng chục “sự vụ” mà vị chủ tịch xã này phải thân chinh giải quyết từ lúc tà đạo Hà Mòn nổi lên. Không ít lần người ta còn thấy anh trần lưng cuốc đất, giẫm ruộng cho những “tín đồ” bỏ bê sản xuất… Anh biết, cuộc vận động bài tà giáo không thể dùng pháp luật hay mệnh lệnh hành chính mà phải bằng tình cảm.

Thế nhưng không dễ mà gặp được họ. Người nào cũng thấy anh là trốn. Chẳng là lúc bấy giờ các đối tượng cốt cán tung tin: Thấy chủ tịch xã là phải trốn. Nếu không sẽ bị bắt bỏ tù. Gặp đường hoàng không được thì “rình”… Mất hơn 2 năm trời, từ anh, chính quyền mới gần trở lại được với dân, mới có được thành công trong việc bài trừ tà đạo ở ngay nơi “phát tích” ra nó…

Hạ nhiệt được cơn sốt tà đạo này, ngoài công sức của những cán bộ tận tụy, hết mình như Nguyễn Văn Niệm, những già làng như cụ Đinh Đăm ở Hà Tây… không thể không nói đến tình quân dân cảm động của cán bộ, chiến sĩ các đội công tác cơ sở…

Tôi không thể nào quên những đêm đi cùng anh em Đội công tác 396… Mùa khô, những con gió như muôn vàn mũi kim chích vào da thịt. Đêm đen như vốc ra từng nắm. Mặc tiếng gọi cửa, mọi căn nhà vẫn kín mít. Không nao núng, họ treo võng trước hiên nhà chịu cái rét để cầu một cử chỉ thân thiện… Cho đến quá nửa đêm cánh cửa mới hé ra dè dặt…

“Cầu thân” được đã khó, bước vận động từ bỏ tà đạo mới gian nan. Mệnh lệnh “lăn xả vào dân” ngỡ như đùa mà thật: Lăn xả vào cắt tóc, tắm rửa, dạy trẻ em học bài; lăn xả vào khám bệnh, phát thuốc; trồng rau, trồng bắp cứu đói cho người đắm “đạo”… Những cái nhìn ngờ vực, soi mói rồi cũng dịu dần. Trong ký ức xa xăm chợt thức dậy tình cảm thiêng liêng của một thời đánh giặc…

img
Giúp dân ở Hơ Moong đóng thuyền.

Đề kháng bằng truyền thống!

Hạ nhiệt được cơn sốt tà đạo này, ngoài công sức của những cán bộ tận tụy, hết mình như Nguyễn Văn Niệm, những già làng như cụ Đinh Đăm ở Hà Tây… không thể không nói đến tình quân dân cảm động của cán bộ, chiến sĩ các đội công tác cơ sở…

Dù cơn “sốt đạo” đã lắng nhưng hiện Y GYin vẫn ẩn mình trong bóng tối chỉ đạo các tín đồ cốt cán tích cực gieo rắc tà đạo này. Những biểu hiện gần đây cho thấy tà đạo này từ tư tưởng ly khai tôn giáo cực đoan đã bước sang con đường phản động chính trị.

Số đối tượng cốt cán đang tìm cách móc nối với bọn phản động Fulro lưu vong ở nước ngoài để xin sự chỉ đạo và giúp đỡ vật chất… Càng xa rời vỏ bọc tôn giáo, càng bộc lộ bản chất phản đạo, phản đời, tà đạo Hà Mòn tất yếu càng bị tẩy chay, xa lánh…

Điều cần nói ở đây là giải pháp để tạo sức đề kháng trong vùng đồng bào dân tộc… Tây Nguyên những năm gần đây đang đứng trước vấn đề đáng lo ngại là sự thâm nhập ngày càng phức tạp của các tà đạo. Riêng với tà đạo Hà Mòn, câu hỏi đặt ra là vì sao chỉ với những luận điệu đầy hoang tưởng - thậm chí là ngô nghê, tà đạo này vẫn lôi kéo được hàng trăm người theo với sự cuồng tín đến không ngờ?

Nói rằng những kẻ cầm đầu đã lợi dụng đời sống kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí hạn chế trong một bộ phận đồng bào dân tộc thì đã rõ – song không thể không đề cập đến một nguyên nhân quan trọng: Sức đề kháng của văn hóa truyền thống đang bị xói mòn.

Thực tế cho thấy tà đạo chỉ cắm rễ được nơi nào niềm tin tâm linh bị khủng hoảng. Các đối tượng cầm đầu đã tỏ ra “nhạy cảm” khi chủ trương những người theo “đạo” phải từ bỏ lễ hội truyền thống, từ bỏ cồng chiêng…

Những ngày ở Hơ Moong, tôi thường đến xem nghệ nhân A Thút huấn luyện đội múa xoang và đội cồng chiêng “nhí”. Ông bảo: Mình đang từ các em để khôi phục lại sinh hoạt văn hóa truyền thống. Tà đạo đã làm xã mất hết cồng chiêng, mất hết lễ hội rồi. Chống tà đạo phải dùng văn hóa ông bà làm vũ khí mới được…

Không thể không khâm phục tầm nhìn của vị nghệ nhân đã từng 10 lần “mang chiêng đi đánh nước người”…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem