Bí thư huyện ở Quảng Ngãi “cược” sinh mạng chính trị trồng cây làm giàu lên vùng đất nghèo (Bài 1)

Hoàng Thảo Thứ tư, ngày 12/07/2023 15:56 PM (GMT+7)
"Mạo hiểm, liều mạng" là những nhận xét, đánh giá của nhiều cán bộ ở Quảng Ngãi về việc huyện Sơn Tây, do Bí thư Huyện uỷ (nguyên là Chủ tịch UBND huyện) Lê Văn Tùng đề xuất, quyết định chi tiền tỷ thực hiện thí điểm mô hình trồng mắc ca tại huyện nhà cách đây 10 năm về trước.
Bình luận 0

LỜI TÒA SOẠN: Sản phẩm hạt mắc ca của huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi hiện đã ra thị trường; hàng chục ha mắc ca đang được người dân trồng nhân rộng nay cũng đã cho quả. Người "ươm mầm" và góp tiếng nói quyết định để cây mắc ca-ví như cây làm giàu có được kết quả kinh tế-xã hội sáng sủa như ngày hôm nay, Bí thư Huyện uỷ (nguyên Chủ tịch UBND) huyện Sơn Tây Lê Văn Tùng, từng chấp nhận bị kỷ luật nếu thất bại.

Bí thư huyện ở Quảng Ngãi “cược” sinh mạng chính trị trồng cây làm giàu lên vùng đất nghèo (Bài 1) - Ảnh 1.

 

"Lận đận cuộc tình" giữa Bí thư Huyện uỷ với cây nhà giàu ví như "nữ hoàng quả khô"

10  năm chẳng là gì so với sự vô tận của thời gian, thế nhưng với Bí thư Huyện uỷ Sơn Tây Lê Văn Tùng, đây là 1 cuộc hành trình dài, khó có thể quên vì ý tưởng và quyết định đưa mắc ca, cây trồng được ví là "triệu đô", "nữ hàng quả khô" về ươm mầm trên đất Sơn Tây.

Bí thư huyện ở Quảng Ngãi “cược” sinh mạng chính trị đưa cây làm giàu lên vùng đất khó (Bài 1) - Ảnh 1.

Bí thư Huyện uỷ Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi)-Lê Văn Tùng (nguyên Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây). Ảnh: Hoàng Thảo.

Còn nhớ vào tháng 10/2014, thông tin về việc chính quyền huyện Sơn Tây (mà người khởi xướng chính là ông Lê Văn Tùng, đương kim Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây lúc bây giờ), quyết định chi tiền tỷ ngân sách, đầu tư trồng thí điểm gần 2.000 cây mắc ca, trên diện tích 6ha tại 3 điểm ở 3 xã Sơn Liên, Sơn Bua và Sơn Long, đã gây "bão" dư luận.

Tại thời điểm trên, không những người dân, mà ngay cả nhiều cán bộ, lãnh đạo của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi và UBND tỉnh, cũng bày tỏ sự hoài nghi về tính khả thi của mô hình trồng loại cây này.

Theo đó tại nhiều cuộc họp, với cương vị là người đứng đầu chính quyền, cũng là người quyết định triển khai mô hình (trồng thí điểm mắc ca), lời giải trình của ông Tùng đã nhận và bị đè nặng bởi những hoài nghi, chỉ trích; bị nhận xét mạo hiểm, liều mạng…

Ông Tùng nhớ lại, điều này không có gì khó hiểu bởi thời điểm lúc bây giờ, dù cây mắc ca mang lại giá trị kinh tế rất cao, được ví von là "cây triệu đô", thế nhưng không riêng gì ở Quảng Ngãi mà với nhiều tỉnh thành khác trong nước, mắc ca vẫn là loại cây còn rất mới và xa lạ, thị trường tiêu thụ cũng chưa rõ ràng.

Và sự "thị phi" nhằm vào mô hình thí điểm trồng mắc ca của chính quyền huyện Sơn Tây, vẫn tiếp tục kéo dài theo suốt nhiều năm sau đó.

Sự "liều mạng" có tính toán khoa học

Nói về quyết định chọn mắc ca, mà không phải là cây trồng quen thuộc lâu nay, Bí thư Huyện uỷ Lê Văn Tùng tâm sự, những loại cây trồng quen thuộc như cau, mì…thì người dân đã làm tốt rồi, thì sao phải tốn thêm tiền để đầu tư làm thí điểm nữa.

Bí thư huyện ở Quảng Ngãi “cược” sinh mạng chính trị đưa cây làm giàu lên vùng đất khó (Bài 1) - Ảnh 3.

Mắc ca của mô hình thí điểm khi được 30 tháng tuổi. Ảnh Hoàng Thảo (chụp năm 2017).

Vì vậy sau khi nghe giới thiệu trên một số phương tiện thông tin báo, đài về giá trị kinh tế của mắc ca mang lại vô cùng hấp dẫn, nên ông Tùng đã tìm hiểu; tổ chức các đợt tham quan tại những vùng đã trồng mắc ca trong nước.

Không những vậy, là người đứng đầu chính quyền huyện Sơn Tây lúc bây giờ, ông Tùng đã chỉ đạo cho các bộ phận liên quan tiến hành khảo sát, đánh giá; tham vấn ý kiến các, chuyên môn khu vực và T.Ư... Kết quả cho thấy điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Sơn Tây, hoàn toàn phù hợp với loại cây này.

CLIP: Cây mắc ca được trồng ở mô hình thí điểm tại huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) sau 30 tháng trồng, chăm sóc.

Nói về ý kiến đánh giá và cho rằng (tại thời điểm năm 2014), chính quyền Sơn Tây đã "liều" khi đầu tư hàng tỷ đồng ngân sách để trồng loại cây quá mới này, ông Tùng nhìn nhận, lo ngại đó là đúng.

Bởi lẽ từ trước đến giờ không chỉ Quảng Ngãi, mà nhiều tỉnh thành khác cũng chưa trồng thử nghiệm mắc ca. Cho nên không có gì khó hiểu, khi nhiều người đã nghĩ và phát biểu Sơn Tây "liều" với loại cây trồng quá mới này.

Tuy nhiên ông Tùng khẳng định, cái "liều" của chính quyền Sơn Tây khi triển khai mô hình mắc ca, đã được đánh giá trên cơ sở khoa học.

Để dự án này được thực hiện là cả một quá trình, với không ít "cửa ải" phải vượt qua. Theo đó, ngoài việc hàng chục lần đi kiểm tra, tìm hiểu thực tế, tổ chức hội nghị; dự án này đã được các cấp ủy, chính quyền huyện bàn bạc và biểu quyết, cuộc họp bất thường của HĐND huyện thông qua...

Bí thư huyện ở Quảng Ngãi “cược” sinh mạng chính trị đưa cây làm giàu lên vùng đất khó (Bài 1) - Ảnh 6.

Chuẩn bị bơm nước để tưới cho mắc ca trồng tại nơi thí điểm ở huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) Ảnh: Hoàng Thảo (chụp năm 2017).

Tuy số tiền đầu tư tính bằng tỷ đồng là rất lớn so với điều kiện ngân sách của Sơn Tây, thế nhưng ông Tùng phân tích, địa phương không phải bỏ ra ngân sách một lần mà kéo dài trong 4 năm.

Nói thật bao năm qua, quanh đi quẩn lại với các cây trồng truyền thống, quen thuộc ông Tùng bày tỏ, bản thân tôi thấy chỉ có một ít là khá lên; còn đại đa số gia đình nơi đây cũng chỉ đủ ăn.

Bí thư huyện ở Quảng Ngãi “cược” sinh mạng chính trị đưa cây làm giàu lên vùng đất khó (Bài 1) - Ảnh 7.

Cây mắc ca ra hoa khi 30 tháng tuổi. Ảnh: Hoàng Thảo (chụp năm 2017).

Với giá trị kinh tế của cây mắc ca đã được các nhà khoa học trong nước phân tích và đánh giá, nếu địa phương thực hiện mô hình thành công, thì cơ hội để người dân nơi đây đổi đời là rất lớn. Vì vậy nếu không liều, không mạo hiểm thì bao giờ cuộc sống của người dân Sơn Tây, mới khá lên được, ông Tùng cười....

Bí thư huyện ở Quảng Ngãi “cược” sinh mạng chính trị trồng cây làm giàu lên vùng đất nghèo (Bài 1) - Ảnh 7.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem