Đặc điểm vụ lúa mùa năm nay
Thái Bình là tỉnh ven biển, hàng năm vào vụ mùa thường gánh chịu nhiều áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Được hình thành từ bồi đắp phù sa, đất Thái Bình có tỷ lệ sét cao và nghèo thành phần Silíc, bởi vậy khi cây lúa phát triển thân lá mạnh trong vụ mùa thường yếu cây, dễ đổ ngã, đồng thời cũng là môi trường thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh gây hại như bạc lá, cuốn lá, rầy nâu…
Kinh nghiệm của nông dân Thái Bình trong nhiều vụ mùa là sử dụng phân bón Văn Điển hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh và giảm thiểu lúa đổ ngã. Trong phân bón Văn Điển chứa đến 15 - 20% chất silíc đã cung cấp cho cây lúa từ đầu vụ đến cuối vụ, giúp cho thân lá dày bẹ, có một lớp lông gai trên thân có sức đề kháng chống sâu bệnh có hiệu quả. Đặc biệt Silíc đã làm cho gốc lúa vững chắc chống đổ non cho cây lúa ở thời kỳ mang bông hạt.
Phân bón Văn Điển cho lúa vụ mùa
Trong một vụ sản xuất cây lúa, trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển: Cây mạ, đẻ nhánh, làm đòng và trỗ chín, trung bình một giống lúa có thời gian sinh trưởng 105 ngày thì giai đoạn trỗ chín chiếm khoảng 30 ngày. Giai đoạn cây mạ khoảng 10 ngày, giai đoạn làm đòng mất khoảng 28 ngày, còn lại là giai đoạn lúa đẻ nhánh. Các nhà khoa học đã chứng minh trong 4 giai đoạn sinh trưởng thì có hai giai đoạn cây lúa cần nhiều dinh dưỡng nhất, là giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn làm đòng.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Để đạt năng suất 8 tấn thóc/ha, cây lúa đã lấy đi từ đất số lượng các chất dinh dưỡng như sau: 145kgN, 60kg P2O5, 150kg K2O, 250kg SiO2, 23kg MgO, 20kg CaO, 5kgS, 200gZn, 150g Bo, 150 Cu/ha.
Riêng thời kỳ lúa đẻ nhánh và làm đòng đã lấy đi hơn 3/4 số lượng các chất dinh dưỡng của cả vụ. Do nhận thức còn hạn chế, nhiều bà con nông dân nghĩ rằng lúa chỉ cần bón đạm là đủ bổ sung một ít lân và kali.
Đây là sự hiểu lầm, thực chất cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe, cho năng suất cao, chống trị sâu bệnh tốt phải cung cấp đầy đủ 13 chất dinh dưỡng gồm 3 chất đa lượng đạm, lân, kali và 4 chất trung lượng vôi, ma nhê, Silíc, lưu huỳnh, cùng 6 chất vi lượng.
Bón phân không cân đối, không đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng thì cây lúa yếu thân; phát triển không cân đối: Gốc to, ngọn bé, sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh kém ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng vụ lúa.
Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa vụ mùa là giải pháp hữu hiệu để nâng cao sức khỏe cho cây lúa và tạo nên mùa màng năng suất cao.
- Loại phân bón lót: NPK 6.11.2 có các chất dinh dưỡng (N - 6%, P = 11%, K = 2%, Ca = 20% , Mg = 10%, SiO2 = 15%, S = 2% và các chất vi lượng Zn, Fe, Mn, Co, Cu, tổng dinh dưỡng là 65%).
- Loại phân bón lót: NPK 5.10.3 có các chất dinh dưỡng (N - 5%, P = 10%, K = 3%, Ca = 15% , Mg = 10%, SiO2 = 15%, S = 2% và các chất vi lượng Zn, Fe, Mn, Co, Cu, tổng dinh dưỡng là 60%).
- Loại phân bón thúc: NPK 16.5.17 có các chất dinh dưỡng (N - 16%, P = 5%, K = 17%, Ca = 8% , Mg = 5%, SiO2 = 7%, S = 2% và các chất vi lượng Zn, Fe, Mn, Co, Cu tổng dinh dưỡng là 60%).
Các loại phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây lúa ngoài các chất đa lượng đạm, lân, kali còn chứa các chất trung lượng chiến tỷ lệ cao từ 40 - 49% gồm có vôi, manhê, silíc mà các loại phân bón NPK thông thường không có.
Lưu ý: Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là cùng một lúc bón đủ 13 chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa, ngoài 3 chất đạm, lân, kali cân đối còn có chất vôi khử chua, khử độc cho đất giúp cho lúa sau cấy xanh ngay không nghẹt rễ, chất silíc làm cho lúa cứng cây, dày lá, dày lông, gai chống đổ non, chống sâu bệnh, các chất manhê giúp cho lúa điều chỉnh hút đạm, tăng quang hợp tạo năng suất cao.
Các chất vi lượng nâng cao độ thơm, độ đậm cho cơm gạo. Bà con nông dân đã bón đầy đủ lượng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển theo hướng dẫn trên thì không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.