Gieo hàng bằng máy sạ hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo. Lượng hạt giống gieo tối ưu là: 100-120 kg/ha. Khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 20cm. Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống và tránh làm ướt bên trong trống.
Kỹ thuật bón phân đầu vụ cho lúa hè thu: Bón theo nguyên tắc 4 đúng (đúng chủng loại phân; đúng liều lượng, tỷ lệ; đúng lúc - đúng với nhu cầu của cây và đúng kỹ thuật). Đây là nguyên tắc vừa tiết kiệm phân, vừa tăng hiệu lực phân lại vừa giảm chi phí đầu vào, đồng thời góp phần giảm sâu bệnh do bón phân cân đối.
|
Nên sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa. |
Phân đạm (N) bón theo bảng so màu lá lúa. Sử dụng phân đạm hạt vàng 46 A+. Nên sử dụng các loại phân bón chuyên dụng dành cho lúa. Nhu cầu dinh dưỡng của các nguyên tố đa lượng N, P205 và K20 đối với lúa hè thu trong khoảng từ (80 -100)kg N – (45 - 80) kg P205 – (30 - 45) kg K20/ha.
Nếu trên đất phù sa thì áp dụng công thức: 80 kg N – 45kg P205 – 30 kg K20/ha; Nếu trên nhóm đất phèn nhẹ thì bón: 100kg N – 60kg P205 – 45kg K20/ha. Đất phèn nặng thì bón: 100kg N – 80kg P205 – 45kg K20/ha. Trên nhóm đất xám bón theo công thức: 100kg N – 45 P205 – 45kg K20/ha.
Lúa đông xuân năm nay sẽ trỗ muộn hơn so với mọi năm, một số diện tích sản xuất giống không kịp thu hoạch để chuyển vụ, do vậy các địa phương cần chủ động nguồn giống để có đủ giống đảm bảo chất lượng cho sản xuất vụ hè thu, vụ mùa 2011.
Ông Nguyễn Trí Ngọc
Phân bón đầu vụ hè thu cần chú ý số lần và liều lượng như sau:
Bón lót (khi bừa đất lần cuối hoặc trước sạ 1 ngày): Chủng loại phân bón lót cần ưu tiên phân hữu cơ chế biến, phân lân nội địa hoặc phân chuyên dụng cho lúa. Bón phân lót nhằm phục hồi sức khỏe đất và cân bằng lại các chất dinh dưỡng bị mất đi từ vụ canh tác trước đó.
Bón lót nhằm kích thích bộ rễ phát triển sớm giúp cây lúa cứng cáp, tăng khả năng hút dinh dưỡng ngay từ sớm, tích lũy đủ dinh dưỡng cho giai đoạn tiếp theo.
Bón thúc lần thứ nhất (sau sạ từ 7 – 10 ngày) giúp cây lúa tăng trưởng nhanh hơn (tăng chiều cao và sinh khối của bộ rễ). Giai đoạn này thường bón ưu tiên theo tỷ lệ dành 30% của tổng lượng N hoặc bón phân chuyên dụng L1 cho lúa.
Bón thúc lần thứ 2 (sau sạ từ 18 – 22 ngày): Bón thúc lần này giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh và tập trung sẽ hạn chế nhánh vô hiệu, tăng số nhánh hữu hiệu (đạt tiêu chuẩn số bông tối thích trên một đơn vị diện tích đất). Dành 40% tổng lượng N và 20% tổng lượng K2O/ha hoặc phân chuyên dụng L2 theo khuyến cáo liều lượng chuyên dành cho lúa.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa
(Trung tâm Nghiên cứu Đất-Phân bón & Môi trường phía Nam)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.