Móng giò lợn là nguyên liệu nấu ăn phổ biến. Phần bì lợn chứa nhiều protein, chất béo và collagen, có thể làm chậm tốc độ loãng xương ở phụ nữ cao tuổi.
Trong quá trình nấu móng giò chuyển hóa thành gelatin, gelatin có thể cải thiện hiệu quả chức năng trữ nước của tế bào mô da, giữ ẩm cho tế bào, làm chậm quá trình lão hóa da, là một loại “thực phẩm làm đẹp” tương đối phổ biến.
Một tháng ăn vài lần móng giò sẽ tăng cường độ đàn hồi và độ dẻo dai của da, trì hoãn sự lão hóa và ngăn ngừa nếp nhăn.
Nguyên liệu làm móng giò kho tộ
- 2 cái chân giò, hành lá, vài lát gừng, 1 thìa đường phèn, 2 bông hoa hồi, 2 mảnh quế, 2 lá nguyệt quế, nhúm hạt hoa tiêu, 1 nhúm hạt thì là, 2 miếng bạch chỉ, xíu nhục đậu khấu.
- Muối, nước tương, dầu hào, xì dầu, rượu nấu ăn mỗi thứ vừa đủ.
Cách làm móng giò kho tộ
Bước 1: Sơ chế
Chuẩn bị 2 cái chân giò, đốt cháy hoặc khò bề mặt rồi rửa sạch. Đối với món chân giò kho tộ tốt nhất nên dùng chân trước, thịt từ chân trước sẽ ngon hơn.
Dùng chao chẻ từ giữa móng lợn xuống chia chân giò làm 2. Sau đó chặt thành từng miếng nhỏ đều nhau. Tuy nhiên, nếu khó chặt quá bạn nên nhờ người bán hàng làm giúp sau đó về rửa sạch lại là được.
Cho chân giò đã chặt vào chậu lớn, thêm chút muối và lượng nước thích hợp, rửa chân giò sau đó rửa lại nhiều lần với nước sạch.
Bước 2: Luộc sơ móng giò
Cho chân giò vào nồi nước lạnh, thêm vài miếng gừng, một đoạn hành lá, đổ vào một lượng rượu nấu ăn thích hợp để khử mùi tanh, đun sôi. Sau khi nước sôi thì vớt bọt nổi lên, luộc khoảng 3 phút sau đó vớt chân giò ra rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
Bước 3: Kho móng giò
Đổ một ít dầu ăn vào nồi, cho đường phèn vào, vặn nhỏ lửa và đun từ từ cho đến khi đường phèn tan và màu nâu đỏ thì cho các gia vị như hoa hồi, quế, lá nguyệt quế, hạt tiêu, hạt thì là, bạch chỉ, nhục đậu khấu đã chuẩn bị vào xào cho đến khi có mùi thơm.
Sau đó đổ chân giò lợn vào, đảo nhanh tay cho giò lợn ngấm màu rồi cho nước vào.
Cho một thìa muối vừa ăn, nửa thìa hắc xì dầu để tạo màu, một thìa nước tương, một thìa dầu hào vào nồi. Đậy vung nấu cho đến khi móng giò đạt độ mềm như bạn mong muốn. Có người thích nhừ thì kho chân giò lâu, nếu thích chân giò có độ dai giòn thì không nên hầm lâu quá.
Khi chân giò lợn kho tô được, cho ra bát, rắc hành lá lên rồi thưởng thức với cơm thôi. Chân giò kho có độ mềm vừa phải, thơm nức, để nhâm nhi cũng thích hợp mà ăn với cơm cũng rất ngon!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.