Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
EU vẫn nhận LNG từ Nga, Mỹ và Trung Đông (Ảnh: Getty)
Các thành viên EU đang gặp bất đồng gay gắt về cách giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Trong khi 12 quốc gia thúc giục Ủy ban đưa ra giới hạn giá khí đốt, vốn đã tăng chóng mặt do cuộc xung đột Ukraine và việc cắt giảm nguồn cung của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ít nhất 4 quốc gia được cho là từ chối đề xuất này.
Động thái diễn ra trong bối cảnh các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ họp trong tuần này để thảo luận các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng sâu sắc, vốn đang "đánh mạnh các hộ gia đình và doanh nghiệp".
Một lá thư do 12 quốc gia EU ký đã được gửi tới Politico, trong đó các bên ký kết kêu gọi Brussels đưa ra mức trần giá khí đốt.
Gửi tới Ủy viên Năng lượng Kadri Simson, bức thư viết: "Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện đang gây ra áp lực ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình và doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi vẫn chưa giải quyết được vấn đề nghiêm trọng nhất: Giá bán buôn khí tự nhiên".
Bức thư được đồng ký kết bởi Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Malta, Latvia, Lithuania, Slovenia, Romania và Croatia.
Tuy nhiên, Hà Lan, Hungary và Đan Mạch đã ra dấu hiệu không chấp thuận đề xuất này, theo các nhà ngoại giao. Đức cũng là một trong những nước hàng đầu bác bỏ đề xuất.
Châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng giá khí đốt tự nhiên giao ngay cao nhất trên hành tinh, hiện đắt hơn ở Mỹ từ 6 đến 10 lần, phần lớn là do sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga, vốn đã giảm mạnh trong những tháng gần đây. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn nữa sau khi Moscow tạm ngưng hoạt động của đường ống Nord Stream vô thời hạn.
Giờ đây, khối này đang cố gắng thay thế khí đốt của Nga bằng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển từ các nhà sản xuất thay thế.
Đức là nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất trong khối, và có những lo ngại rằng việc thiếu hụt nguồn cung sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
Thành viên Quốc hội Đức Anna Lührmann nói với Euronews: "Vấn đề của việc áp đặt mức trần đối với giá là người bán sẽ có thể không chấp nhận mức giá này, như vậy thì chúng ta sẽ bị thiếu hụt nguồn cung cấp khí đốt. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta nên hết sức thận trọng với giới hạn giá này và làm mọi cách để đa dạng hóa cơ cấu nguồn cung của mình. Điều đó sẽ giúp giải quyết các vấn đề về giá".