Cám gạo
Từ trước tới nay, mọi người thường chỉ quan tâm và chú trọng tới phần gạo để ăn, để bán. Còn phần cám gạo trong quá trình xay xát sẽ đem cho lợn, gà, cá... ăn. Nhiều gia đình ở quê còn đem cho đi vì nhà không nuôi con vật nào hoặc có bán cũng giá chỉ vài nghìn đến chục nghìn đồng/kg.
Trong văn học, hình ảnh nồi cháo cám – chè khoán cũng xuất hiện nhưng chỉ dành cho người nghèo. Những gia đình không có điều kiện, không có cơm ăn đành phải nấu cháo cám để ăn, sống cầm cự qua ngày.
Nhưng thời gian gần đây, những gia đình giàu có trên thành phố lại xếp hàng đặt mua cám gạo với giá vô cùng đắt đỏ, lên đến 4 triệu đồng/kg. Để mua được 1 kg cám gạo, nhiều người còn phải đặt cọc tiền, hẹn trước cả tuần mới lấy được.
Cám gạo hữu cơ được bán với giá lên đến 4 triệu đồng/kg. Ảnh: I.T.
Đây là loại cám gạo hữu cơ, đã trải qua nhiều công đoạn mới đến tay người dùng. Theo người bán, 1 tấn cám gạo thông thường mới làm ra được 10kg cám gạo hữu cơ. Vì thế, giá cả đắt đỏ là chuyện đương nhiên. Và người dùng chỉ cần mua cám gạo về pha nước là có thể dùng được luôn.
Theo một số nghiên cứu, cám gạo chứa nhiều vitamin quan trọng, cung cấp cho cơ thể con người. Ngoài ra, cám gạo còn có tính chống viêm, kháng khuẩn, chống cao huyết áp, giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng và nhiều đặc tính khác. Đặc biệt, cám gạo có thể cung cấp hơn 400 hợp chất riêng biệt và nhiều chất trong số này có thể phối hợp với nhau có tác dụng tốt với sức khoẻ con người.
Bì lợn
Bì lợn cũng là một trong những sản phẩm nhiều người không thích ăn nên khi mua họ thường muốn loại bỏ luôn. Một số hàng quán sẽ đem phần này cho những khách hàng có nhu cầu, còn lại họ đem bán với giá rất rẻ chỉ 10.000 – 20.000 đồng/kg.
Bì lợn được chế biến thành đặc sản có giá đắt đỏ.
Mấy năm trở lại đây, bì lợn được đem chế biến thành món ăn vặt bán với giá lên tới gần nửa triệu đồng/kg. Dù có giá đắt gấp khoảng 4-5 lần giá thịt lợn, món bì lợn chiên giòn hay chiên mắm tỏi lại được người tiêu dùng cực kỳ ưa chuộng.
Người bán chia sẻ mỗi ngày làm cả chục kg bì lợn chiên giòn mới kịp trả khách. Số bì lợn này thành phẩm sẽ được đóng vào từng hộp để dễ dàng vận chuyển. Khách hàng đặt mua hàng kg về bỏ tủ lạnh ăn dần.
Không chỉ ăn vặt, nhiều người còn sử dụng là món ăn trong bữa cơm hàng ngày trong gia đình.
Vỏ và cùi bưởi
Vốn là thứ vứt đi, cùi bưởi bỗng lên cơn “sốt”, người người lùng mua về làm chè. Theo người bán, cùi bưởi đắt hàng nhất trong dịp hè vì mọi người chủ yếu đặt mua về làm chè bưởi.
Vỏ bưởi từng là phế phẩm nay cũng được chế biến thành đặc sản giá cao.
Mỗi kg vỏ bưởi tươi bán được giá từ 100.000 – 120.000 đồng/kg. Còn nếu mua cùi bưởi sấy khô, khách hàng có thể phải bỏ ra từ 500.000 -700.000 đồng/kg.
Với giá vô cùng đắt đỏ, hàng vẫn không bao giờ đủ bán cho khách. Người bán phải đi gom vỏ bưởi khắp nơi về làm cho kịp số lượng trả khách còn người mua lại luôn phải đợi mới lấy được.
Ngoài ra, phần vỏ bưởi còn sử dụng làm mứt. Tuy nhiên, mứt này thường bên Thái Lan làm, người Việt sang nhập khẩu về bán. Mặt hàng này bán chạy dịp Tết, giá cũng lên đến hơn nửa triệu đồng/kg.
Vốn là thứ người Việt vứt đi, cùi bưởi bất ngờ lại được không ít bà nội trợ tìm mua vì đó là nguyên liệu làm...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.