"Cầm tay chỉ việc" giúp nông dân Điện Biên ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Thu Hường - Việt Trinh Thứ ba, ngày 05/11/2024 10:10 AM (GMT+7)
Vừa qua, Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho nông dân tỉnh về ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải và chất thải chăn nuôi.
Bình luận 0

Clip: Lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng cho nông dân tỉnh về ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải và chất thải chăn nuôi.

Theo ông Lù Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Điện Biên, đây là hoạt động quan trọng trong bối cảnh ngành chăn nuôi của tỉnh đang phát triển mạnh mẽ, kéo theo những thách thức về môi trường và an toàn sức khỏe cộng đồng. 

Tham gia lớp tập huấn có 155 hội viên nông dân của xã Si Pa Phìn đã được các giảng viên của Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi. 

Lớp tập huấn tập trung vào việc trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản và nâng cao về công nghệ sinh học, nhằm xử lý hiệu quả nước thải và chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi. Thông qua các chuyên đề và thực hành thực tế, nông dân được hướng dẫn các phương pháp xử lý an toàn và bảo vệ môi trường, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng cuộc sống tại các khu vực chăn nuôi tập trung.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi: Nâng cao nhận thức và kỹ năng cho nông dân Điện Biên - Ảnh 1.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi: Nâng cao nhận thức và kỹ năng cho nông dân Điện Biên - Ảnh 2.

Ông Phạm Văn Thiện – Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng các kỹ sư hướng dẫn người dân cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Ảnh Việt Trinh.

Tại lớp tập huấn, các hội viên nông dân đã được truyền đạt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; nghị quyết, chương trình phối hợp của Hội Nông dân Việt Nam về công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Thực trạng và các giải pháp, cũng như vai trò của các cấp Hội, hội viên nông dân trong công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường; xử lý nước thải, chất thải và phế phụ phẩm ở nông thôn; ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Ông Phạm Văn Thiện – Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ướng Hội Nông dân Việt Nam cho biết: "Thông qua việc triển khai dự án Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi góp phần bảo vệ môi trường nhằm giúp tuyên truyền chủ trướng, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; các nghị quyết và các chương trình phối hơp của Hội Nông dân Việt Nam với các bộ ngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường. 

Bên cạnh đó, thông qua dự án Hội tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho bà con phân loại, dùng chế phẩm sinh học để xử lý nước thải, chất thải chăn nuôi. Cũng thông qua dự án, chúng tôi xây dựng các mô hình điểm để bà con trong và ngoài địa phương tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình tại địa phuơng cũng như các tỉnh trong cả nước".

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi: Nâng cao nhận thức và kỹ năng cho nông dân Điện Biên - Ảnh 3.

155 học viên là hội viên nông dân xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) được các giảng viên hướng dẫn kỹ thuật sử dụng vật tư, chế phẩm sinh học để xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi. Ảnh Việt Trinh

Các hội viên nông dân được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng vật tư, chế phẩm sinh học để xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi; tham gia xây dựng mô hình điểm; thực hiện kỹ năng tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên tham gia mô hình.

Không chỉ được truyền tải kiến thức trên lớp, các học viên tại xã Si Pa Phìn còn được trực tiếp xem giảng viên hướng dẫn các bước làm " Đệm lót sinh học" để xử lý chất thải cũng như được bắt tay vào thực hành tại mô hình thí điểm.

Nhiều hội viên tỏ ra rất hào ứng mong muốn áp dụng mô hình đệm lót sinh học vào trang trại của gia đình. Anh Trương Văn Mạnh – hội viên hội nông dân xã Si Pa Phìn chia sẻ: " Qua những kiến thức giảng viên truyền tải cũng như được thực hành thực tế, tôi sẽ cố gắng học tập để áp dụng cho mô hình hộ gia đình. Bên cạnh đó, tôi cũng rất mong muốn Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ bà con, nghiên cứu các mô hình hiệu quả và mở nhiều lớp tập huấn như này hơn nữa, để bà con thôn bản phát triển kinh tế cũng như xóa đói giảm nghèo."

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi: Nâng cao nhận thức và kỹ năng cho nông dân Điện Biên - Ảnh 4.

Ngay sau lớp tập huấn các học viên sẽ triển khai thực hiện tại gia đình và tuyên truyền, hướng dẫn để nhiều hộ dân trong xã học tập, làm theo. Ảnh VIệt Trinh.

Ông Trần Văn Hạnh, Chuyên viên Kinh tế – xã hội, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên cho biết: "Qua dự án lần này, chúng tôi nhận thấy được sự hiệu quả trong việc xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường nông thôn cũng như giúp cho việc chăn nuôi của bà con hiệu quả, an toàn, và chất lượng hơn. Với góc độ ban tham mưu, chúng tôi cũng sẽ cố gắng tham mưu cho lãnh đạo Hội để có nguồn vốn hỗ trợ các hộ nông dân mở rộng mô hình trên địa bàn tỉnh."

Thông qua lớp tập huấn giúp hội viên nông dân biết cách sử dụng vật tư chế phẩm sinh học để xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, xử lý mùi hôi cho chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và an toàn dịch bệnh. Từ đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của hội viên trong việc xây dựng nghề chăn nuôi an toàn sinh học, chung tay bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem