Cận cảnh nơi phát hiện di cốt một vạn năm ở Hà Nam

Bình Nguyên Thứ sáu, ngày 03/11/2023 11:53 AM (GMT+7)
Các nhà khoa học phát hiện di cốt 10.000 năm, di vật của người xưa thuộc nền văn hóa Hòa Bình tại hang Đội 4, vùng lõi quần thể danh thắng Tam Chúc, Hà Nam. Những hình ảnh khu vực này được cán bộ Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) gửi đến Báo Điện tử Dân Việt.
Bình luận 0
Nơi phát hiện di cốt 1 vạn năm ở Tam Chúc - Ảnh 1.

Từ tháng 3/2023, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và UBND tỉnh Hà Nam tổ chức khai quật bên trong hang Đội 4, thuộc vùng lõi quần thể danh thắng Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng.

Nơi phát hiện di cốt 1 vạn năm ở Tam Chúc - Ảnh 2.

Khu vực hang được xác định là nơi cư trú của người xưa cách đây 10.000 đến 20.000 năm.

Nơi phát hiện di cốt 1 vạn năm ở Tam Chúc - Ảnh 3.

Hố khai quật rộng khoảng 6m2.

Nơi phát hiện di cốt 1 vạn năm ở Tam Chúc - Ảnh 4.

Các nhà khoa học chia các địa tầng trong hố khai quật.

Nơi phát hiện di cốt 1 vạn năm ở Tam Chúc - Ảnh 5.

Giáo sư Ben Marwick, Đại học Wollongong, Australia tham gia cùng đoàn khảo cổ phân loại hiện vật.

Nơi phát hiện di cốt 1 vạn năm ở Tam Chúc - Ảnh 6.

Công cụ ghè đá hai mặt được phát hiện trong hang Đội 4. Các nhà khảo cổ nhận định đây là một trong số minh chứng di vật thuộc thời đại đồ đá mới với niên đại 12.000-10.000 trước Công nguyên.

Nơi phát hiện di cốt 1 vạn năm ở Tam Chúc - Ảnh 7.

Các nhà khảo cổ phát hiện ba mộ trẻ em và người trưởng thành, trong đó có mộ cải táng và mộ song táng, chôn theo tư thế nằm co bó gối ở độ sâu 50cm so với bề mặt. Cách chôn người tư thế nằm co bó gối là phương thức mai táng phổ biến của cư dân văn hóa Hòa Bình (cách nay 10.000-12.000 năm), từng được phát hiện trong nhiều di tích hang động ở Việt Nam, nhưng là lần đầu tiên ghi nhận ở tỉnh Hà Nam.

Nơi phát hiện di cốt 1 vạn năm ở Tam Chúc - Ảnh 8.

Mẫu thổ hoàng, loại đất sét hoặc phù sa hạt rất mịn, được cho hình thành do quá trình mài mòn của các sông băng và được gió lắng đọng lại. Hầu hết hoàng thổ được nhận định có nguồn gốc từ kỷ nguyên Pleistocen.

Nơi phát hiện di cốt 1 vạn năm ở Tam Chúc - Ảnh 9.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, thành viên đoàn khai quật, cho biết công cụ ghè đá hai mặt, hai ngôi mộ được mai táng theo hình thức song táng và tư thế nằm bó gối là những đặc trưng của thời kỳ văn hóa Hòa Bình. "Để xác định niên đại tuyệt đối, các mẫu vật đã được gửi đi phân tích", ông Cường nói.

Nơi phát hiện di cốt 1 vạn năm ở Tam Chúc - Ảnh 10.

PGS-TS. Bùi Văn Liêm, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ học Việt Nam đánh giá: "Đây là những phát hiện rất mới và có ý nghĩa quan trọng", chứng minh nền văn hóa Hòa Bình hiện hữu ở Hà Nam, bên cạnh các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và Ninh Bình.



 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem