Cụ thể, Hà Nội nghiên cứu, tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện như: Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Trắng (Hà Đông) dài 5km; Tuyến đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7km; Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9km; Tuyến đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km;...
Nhiều tuyến phố Hà Nội là điểm “nóng” ùn tắc sẽ phải ưu tiên làn riêng cho xe buýt.
Ngoài ra, Hà Nội rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động và ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn.
Đáng chú ý, Hà Nội sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến buýt thường với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT tại điểm đầu, cuối và dọc hành lang đường sắt 2A và BRT.
Tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi cho hành khách gửi xe cá nhân để chuyển sang phương tiện công cộng. Nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ để phù hợp với những đường phố nhỏ hẹp, triển khai đề án phát triển xe đạp công cộng…
Để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 20-25% (trong đó đường sắt đô thị đạt từ 1-3%) vào năm 2020, Hà Nội sẽ tập trung triển khai xây dựng, rà soát bổ sung các kế hoạch.
Đề án như: thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào; xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2020, nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng… tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và cơ chế chính sách liên quan.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.