Cảnh giác nguy cơ mất tiền vì Flappy Bird “hàng nhái”

Thứ năm, ngày 13/02/2014 06:45 AM (GMT+7)
Hãng bảo mật hàng đầu thế giới Trend Micro cảnh báo, nhiều tin tặc đã tung ra những phiên bản giả mạo trò chơi Flappy Bird để kiếm tiền hiện đang diễn ra tràn lan tại Nga và Việt Nam.
Bình luận 0
Theo điều tra của Trend Micro, rất nhiều phiên bản giả mạo của Flappy Bird đã được đưa lên kho ứng dụng của hệ điều hành Android chỉ sau một ngày trò chơi này bị khai tử. Cho đến nay những loại phiên bản giả mạo này chỉ xuất hiện và đang chạy tràn lan chủ yếu ở Nga và Việt Nam, nơi mà dường dư nhu cầu có được trò chơi này vẫn còn rất cao và có thể sẽ lây lan ra Google Play.

img
Phiên bản giả Flappy Bird thường có thêm phần yêu cầu bằng tin nhắn văn bản

Thủ đoạn chiếm đoạt tiền của loại phiên bản giả mạo trên rất tinh vi. Khi người sử dụng tải phải phiên bản giả mạo thì có thể bị nhiễm loại virus dưới dạng trojan trên Play Store của Google. Khi người dùng cài đặt trò chơi và bắt đầu chơi, loại virus này sẽ kết nối với một máy chủ và ra lệnh, điều khiển thông qua dịch vụ tin nhắn đám mây của Google.

Quá trình gửi và nhận tin nhắn này diễn ra âm thầm và ẩn đi các thông báo. Chính vì thế mà người dùng điện thoại chơi trò chơi đã vô tình bị moi mất tiền và còn gây đến nguy cơ rò rỉ thông tin vì trong quá trình gửi tin nhắn đã để lộ số điện thoại, địa chỉ Gmail cùng nhiều thông tin khác của người sử dụng điện thoại.

Các chuyên gia Trend Micro khuyên người sử dụng cần cảnh giác phân biệt giữa phiên bản giả mạo và phiên bản gốc của Flappy Bird. “Các ứng dụng Flappy Bird giả thường yêu cầu thêm phần đọc/gửi tin nhắn văn bản chấp nhận trong khi cài đặt. Đó là một trong những dấu hiệu không có trong phiên bản gốc”, chuyên gia nghiên cứu Veo Zhang của hãng Trend Micro cho biết.

Hiện Trend Micro chưa tìm ra được giải pháp nào để theo dõi được số liệu tải về những ứng dụng giả mạo Flappy Bird. Hãng này cảnh báo có thể Flappy Bird giả đã tràn lan qua rất nhiều kênh. “Chúng ta nên cẩn thận với hiện tượng lợi dụng Flappy Bird để làm mồi nhử cho bất kỳ các cuộc tấn công lừa đảo nào. Nó có thể xuất hiện từ thư rác, các kênh truyền thông xã hội như Facebook hạy Twitter đều có thể nhiễm Trojan độc hại”, Giám đốc nghiên cứu bảo mật Rik Ferguson nói.
Văn Biên (theo Pcauthority/Forbes) ( Văn Biên (theo Pcauthority/Forbes))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem