Cảnh giác nhưng không hoảng hốt với DEHP

Thứ hai, ngày 18/07/2011 13:28 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Thông tin DEHP (diethylhexyl phthalate) – chất gây ung thư có trong một số thực phẩm đang làm nhiều người hoang mang. Thực tế, DEHP đang hiện diện quanh chúng ta thông qua các vật dụng hàng ngày.
Bình luận 0

DEHP ở quanh ta

Giáo sư - bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết: DEHP là chất lỏng được dùng rộng rãi để làm các chất plastic dẻo hơn. Plastic có thể chứa từ 1 - 40% DEHP. Trong vật liệu xây dựng, y phục, áo mưa, bao bì thức ăn cũng như đồ chơi trẻ em, đồ chơi nhựa dẻo chứa lượng DEHP cao.

Trong y tế DEHP chiếm 20 – 40% trọng lượng của PVC thông qua các trang thiết bị y tế như các bịch, ống truyền dịch, găng tay, mâm dụng cụ và nhiễm DEHP trong y tế thông qua truyền dịch, máu, thuốc theo đường tĩnh mạch, lọc thận, phẫu thuật, dinh dưỡng năng lượng cao… Ngoài ra DEHP còn có ở quần áo, bao bì thức ăn, đồ chơi trẻ em và dược phẩm.

img
Thực phẩm chín – sống để lẫn lộn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, DEHP ảnh hưởng đến sự tăng trưởng sinh dục, bộ xương, tim mạch, mắt, hệ sinh dục nam, làm xáo trộn phát triển giới hệ sinh dục nam, không trưởng thành của hệ sinh dục nam, tử vong trong tử cung, gia tăng tử vong hậu sản, vô sinh nam và nữ.

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP.HCM cho rằng: DEHP dễ hòa tan trong dung môi hữu cơ cũng như các thực phẩm béo như dầu ăn, mỡ, bơ sữa, pho mát. Màng trong để bọc bảo quản thức ăn, thực phẩm chứa hàm lượng DEHP cao và rất dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm khi được hâm nóng. Các loại áo đi mưa mỏng, băng keo hoặc các đầu núm vú, bình sữa bằng nhựa cũng chứa rất nhiều DEHP.

Tại châu Âu các sản phẩm đồ chơi làm bằng nhựa bị ngưng lưu hành nếu chứa 0,1% các phtalate DEHP và các chất tương tự vì trẻ con hay ngậm vào miệng Cho đến nay, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế CODEX chưa có quy định về giới hạn tối đa trong thực phẩm đối với DEHP.

Thận trọng không thừa

Ngày 28.6 vừa qua, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2204/QĐ-BYT quy định tạm thời mức giới hạn nhiễm chéo DEHP trong thực phẩm. Theo đó, quy định mức DEHP nhiễm chéo cho phép là 1,5 mg/kg đối với thực phẩm rắn và lỏng (không bao gồm nước uống đóng chai).

DEHP là phụ gia công nghiệp, không được phép dùng trong sản xuất thực phẩm, không phải là phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nguyễn Công Khẩn - Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Hiện chúng ta mới đặt mức cảnh báo đối với thực phẩm chứ chưa có các ứng phó với các sản phẩm công nghiệp chất dẻo, các bao túi nylon đựng thực phẩm hay dụng cụ y tế.

img DEHP tăng lên khi nhiệt độ tăng, các bao bì chứa đựng nhiều chất béo hoặc đồ dùng gia dụng để lâu không sử dụng có nguy cơ rất cao gây nhiễm DEHP cho người. img

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn

“Đây là vấn đề mới, quốc tế cũng đang hết sức thụ động trong ứng phó. Vì thế, Cục sẽ bám sát và chia sẻ thông tin với các nước để tìm ra các giải pháp kịp thời nhất”.

Theo Giáo sư Ngọc Sơn, để đảm bảo sức khỏe cũng như những tác hại về sau, chúng ta cần thận trọng khi dùng chén bát nhựa trong ăn uống và không nên dùng chứa thức ăn, hạn chế sử dụng các cuộn giấy trong bọc thức ăn nếu không chắc chắn chúng có chứa chất hóa dẻo phthalate cũng như hạn chế mua những sản phẩm làm bằng nhựa PVC.

“Nhưng trước khi lo lắng về các vấn đề mang tầm quốc tế như vậy, người dân nên thực hiện tốt các khuyến cáo về an toàn vệ sinh thực phẩm ngay trong việc tiêu dùng thực phẩm hàng ngày” - ông Khẩn cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem