Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thiệt hại nặng
Ông Trần Hữu Trung - Tổ trưởng tổ chăn nuôi lợn VietGAHP ở xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) kể, trong đợt “bão giá” năm 2017, ông vẫn khuyến khích tổ viên nỗ lực duy trì đàn, chờ qua cơn khốn khó. Nhưng lần này lại là “bão dịch”. Chính ông cũng đã bó tay, chấp nhận tiêu hủy đàn lợn khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) càn quét qua khắp các hộ nuôi xung quanh.
Cuối năm có thể thiếu thịt lợn nhưng giá sẽ không tăng quá khả năng người tiêu dùng (chụp tại Đồng Nai). Ảnh: N.V
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) thừa nhận, khoảng 2 tuần qua giá lợn hơi đang tăng cao nhưng sẽ không tăng "nóng" như thị trường Trung Quốc. “Nếu tiếp tục duy trì chăn nuôi an toàn sinh học vẫn có thể chủ động được nguồn thịt các tháng cuối năm và không lo thiếu thịt dịp Tết” - ông Trọng khẳng định. |
Theo ông Trung, dịch bệnh này gây thiệt hại theo 2 cách, hoặc là lợn lăn ra chết ồ ạt trong vòng 7 - 10 ngày hoặc từng con chết dần, đã có người tái đàn nhưng một thời gian sau cũng hết sạch lợn trong chuồng.
Khả năng đối kháng của nông hộ đối với DTLCP rất yếu ớt. Ông Trung dự đoán lượng lợn trên địa bàn huyện thực tế chỉ còn khoảng 30% so với trước. Hiện nguồn cung không đủ, các thương lái, lò mổ cũng đã phải tìm mua hàng từ công ty.
“Từ nay đến Giáng sinh, giá lợn hơi có thể lên đến 80.000 đồng/kg” - ông Trung dự đoán.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, chưa bao giờ giá lợn hơi lại biến động mạnh như thời gian gần đây. Giá lợn hơi biến động từng ngày, từng giờ, có ngày điều chỉnh giá 2-3 lần. Giá lợn hơi hiện nay đang dao động quanh ngưỡng 60.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến mức kỷ lục 63.000 đồng/kg.
Tại Tây Ninh, trong tháng 9, giá thịt lợn tại chợ vẫn giữ ổn định. Tuy nhiên khoảng 2 tuần nay, giá thịt lợn phải điều chỉnh tăng mỗi ngày do đầu mối cung cấp thịt lợn liên tục báo giá tăng. So với cuối tháng 9, giá lợn đã tăng lên 15.000 - 25.000 đồng/kg tùy loại.
Chị Lý Thị Mai - tiểu thương tại chợ Tây Ninh (TP.Tây Ninh) cho hay, mặc dù giá lợn tăng cao nhưng sức tiêu thụ không hề giảm vì người dân vẫn còn thói quen ăn thịt lợn nhiều.
Không tăng nóng
Khi thị trường có biến động theo chiều hướng khan hiếm lượng thịt lợn thì giá thị trường thường cao hơn giá mà Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam đưa ra. Dự báo, mức giá còn tăng đến cuối năm nhưng ông Trần Hữu Trung cho rằng, sẽ có nguồn thịt mát, thịt đông lạnh bổ sung; chưa kể lượng lợn được tăng đàn từ các công ty chăn nuôi lớn.
Dự báo thị trường tết chắc chắn sẽ thiếu thịt heo do phần thiệt hại chủ yếu từ các nông hộ. Ảnh: N.V
Thống kê từ 56 tỉnh thành, tổng đàn lợn thịt hiện khoảng còn 22 triệu con. Cộng với con số từ 7 tỉnh còn lại, dự kiến tổng đàn lợn nước ta vào khoảng 24 - 25 triệu con, trong đó còn khoảng 2,7 triệu con lợn nái, 110 con cụ kị ông bà. |
“Thị trường cuối năm có thể chỉ sốt phần thịt nóng. Giá thịt mát và đông lạnh có thể theo đà mà tăng lên một ít nhưng giá bán thịt nhập khẩu vẫn sẽ rẻ hơn giá lợn trong nước” - ông Trung nhận định.
Cùng quan điểm, ông Trầm Quốc Thắng – Giám đốc HTX Chăn nuôi lợn An toàn Tiên Phong ở huyện Củ Chi (TP.HCM) cho biết, lợn thịt loại lớn vẫn đang cung ứng phần nào cho thị trường. Còn lợn nhỏ chủ yếu cung ứng cho thị trường tương lai.
Thị trường tết chắc chắn sẽ thiếu thịt do phần thiệt hại chủ yếu từ các nông hộ. Các công ty lớn cũng bị ảnh hưởng bởi dịch nhưng lại có nhiều trang trại nên dễ dàng luân chuyển, bị dịch chỗ này thì họ đóng lại rồi tăng đàn ở chỗ khác.
“Thậm chí, mất lợn nái, họ có thể lấy lợn thương phẩm đưa vào sản xuất trong tương lai gần thay vì chờ con hậu bị mất đến 2 năm. Lợn cái nuôi thịt có thể cho đẻ 2 – 3 lứa, vẫn bù đắp được trong ngắn hạn khoảng 1 năm” - ông Thắng nói.
Còn theo ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, lượng thịt cho thị trường tết chắc chắn sẽ thiếu nhưng không trầm trọng. TP.HCM mỗi ngày tiêu thụ khoảng 11.000 con lợn. Đồng Nai đang cung cấp khoảng 60% trong số này. Tuy nhiên, TP.HCM vẫn đang kiểm soát tốt nguồn cung thực phẩm.
“Giá lợn có thể đạt tới mức 65.000 – 68.000 đồng/kg. Tuy nhiên khó có thể tăng cao hơn nữa vì các doanh nghiệp, các cơ sở cũng đã có tâm lý chuẩn bị sản phẩm thay thế cho thịt lợn, nhất là thịt gà. Dịp cuối năm, giá sẽ khó vượt quá khả năng chi dùng của người dân”- ông Công nhận định.
Đánh giá khả năng thiếu hụt vào dịp Tết, mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ động thống nhất phương án, kế hoạch triển khai chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu vào dịp cuối năm. Đại diện Sở NNPTNT cũng cho biết sẽ rà soát thực tế để có phương án tái đàn lợn phù hợp cho dịp Tết.
Ông Nguyễn Phương Đông - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cũng nhận định, thị trường thịt lợn cuối năm có thể sẽ xảy ra biến động về nguồn cung nhưng việc khan hàng, tăng giá cao thì ít có khả năng xảy ra.
“Năm nay, ngành công thương TP.HCM đã có kế hoạch chuẩn bị hơn 4.000 tấn thịt lợn/tháng, chiếm 21% thị phần. Nguồn cung chủ yếu từ các doanh nghiệp như Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Vissan, Công ty C.P Việt Nam, Công ty Anh Hoàng Thy, Công ty San Hà…” - ông Đông cho biết.
Các nguồn thịt thay thế tăng giảm trái chiều Trong khi nguồn cung thịt lợn thiếu hụt, giá tăng từng ngày thì các loại thịt thay thế khác cũng đang diễn biến phức tạp. Thị trường thực phẩm đến cuối năm khó có thể khẳng định đâu là nguồn thay thế hoàn hảo cho thịt lợn. Cách đây 4 tháng, tại huyện Long Thành (Đồng Nai), thương lái thu mua tại trại mức giá 50.000 đồng/kg với gà trống và 60.000 đồng/kg gà mái. Tuy nhiên từ đó đến nay, giá gà liên tục sụt giảm, hiện chỉ còn 38.000 đồng/kg gà trống và 48.000 đồng/kg gà mái, khiến nhiều người nuôi lỗ nặng. Giá dê các loại trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ có xu hướng tăng mạnh. Ông Lê Hy (ngụ xã Bình Sơn, Long Thành) cho biết, giá gà trống phải hơn 45.000 đồng/kg; gà mái phải 55.000 đồng/kg trở lên thì người nuôi mới có lời. Với giá hiện tại, bán 1.000 con gà thì bà con lỗ ít nhất từ 25 triệu đồng trở lên. Nguyên nhân giá giảm mạnh là do có quá nhiều trại chuyển đổi sang nuôi gà làm cung vượt cầu. Chỉ riêng địa bàn huyện Long Thành đã có 825.000 con gà được chăn nuôi ở trang trại, và chăn nuôi nhỏ lẻ 957.000 con. Không chỉ gà, vịt nuôi công nghiệp cũng đang rớt giá mạnh. Ông Trần Minh Chánh (ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) cho biết, 2 tháng trở lại đây, giá vịt liên tục giảm. Hiện giá bán tại trại chỉ còn 32.000 đồng/kg, giảm từ 15.000 - 20.000 đồng/kg so với trước. Nguyên nhân cũng do tổng đàn tăng đột biến. Hiện tổng đàn vịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt trên 1,7 triệu con. Trong khi đó, giá dê các loại trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ có xu hướng tăng mạnh. Hiện dê đực thương phẩm đẹp, có trọng lượng trên 30kg đang được thương lái thu mua với giá 138.000 đồng/kg, dê cái thương phẩm 120.000 đồng/kg. Các mức giá này tăng 15.000 - 20.000 đồng so với 2 tháng trước. Nguyễn Vy |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.