Đọc thư của chị Ngọc tôi thấy chị rất mâu thuẫn. Một mặt chị đề cao và yêu thương các con gái của mình và kiên quyết không sinh thêm con. Mặt khác, chị lại cảm thấy tự ti, buồn rầu, thấy mình lép vế trước mặt chồng và bố mẹ chồng vì không sinh được con trai. Chính vì thế, chị mới cảm thấy “phẫn nộ” trước chính sách hỗ trợ gia đình sinh con một bề tòan gái như vậy.
Nhiều ý kiến cho rằng đề án hỗ trợ gia đình sinh con gái một bề là một chính sách nhân văn, nhưng nhiều người cũng cho rằng, điều này sẽ khoét sâu khoảng cách giới, làm thiệt thòi cho các gia đình “vô tình” sinh toàn con trai, hoặc khiến các gia đình sinh tòan con gái “tủi thân” hơn.
Vậy ý kiến của bạn thế nào về đề án trên?
Xin mời bạn đọc cùng đóng góp, chia sẻ những câu chuyện cũng như quan điểm, đề xuất của mình về đề án hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái.
Mọi bài viết, đóng góp ý kiến xin gửi về hộp thư: baodanviet@gmail.com hoặc địa chỉ: Báo Điện tử Dân Việt, 103 Quán Thánh Hà Nội.
Những ý kiến đăng trên Dân Việt sẽ được trả nhuận bút.
Vì chị cảm thấy mình đã “bực bội”, mệt mỏi vì sự dồn ép của mẹ chồng lắm rồi mà tự nhiên lại bị dư luận xã hội “chĩa mũi dùi” về việc sinh tòan con gái của mình sau khi có đề án đó.
Xưa nay việc sinh con gái hay trai đều “năm ăn năm thua”, vì thế, nếu có cố cũng chưa chắc đẻ con trai. Ngoài ra, đúng như chị nhận định, nếu đeo đẳng việc sinh con trai, chị sẽ bê trễ việc chăm sóc các con gái, con chị sẽ thấy mình bị bỏ rơi, ít giá trị nếu cả mẹ, các cháu cũng sẽ buồn bã, mặc cảm, óan trách bố mẹ.
Việc hỗ trợ tiền mặt đối với các gia đình sinh con một bề là gái chắc chắn, không có ý nghĩa nhiều về vật chất mà mang ý nghĩa tinh thần, biểu dương, khen ngợi là chính.
Xưa nay, trẻ em gái (nhất là vùng sâu, vùng xa) chịu nhiều thiệt thòi như phải bỏ học giữa chừng, khi đi xin việc cũng khó khăn hơn… Chính vì thế, nhiều gia đình nông thôn muốn sinh con trai để thêm nguồn lao động và có người phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.
Vì thế, đây là chính sách tổng thể, khắc phục những tư tưởng như vậy, để người dân yên tâm hơn trong việc sinh con gái. Vì con gái cũng có công ăn việc làm, có tiền phụng dưỡng cha mẹ, đồng thời, cha mẹ sinh tòan con gái còn được hưởng ưu tiên về an sinh xã hội, không lo con gái đi lấy chồng thì không ai chăm sóc mình.
Chị nên nghĩ một cách tổng thể.
Vì thế, nếu chị đã thực sự kiên quyết với ý định không sinh thêm con thì chị nên nói rõ ràng quan điểm với chồng và đề nghị anh ấy cùng mình vận động bố mẹ chồng. Nếu chị không kiên quyết, cứ ‘ừ hữ”, lần nữa né tránh, trì hoãn thì bố mẹ chồng chị sẽ tiếp tục thúc giục, gây áp lực cho chị.
Đông Hưng (Vĩnh Phúc)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.