Cái tên cũng gắn với sự kiện năm 1471, vua Lê Thanh Tông trong hành trình mở mang bờ cõi về phương Nam, tương truyền khi đến núi này vua đã cho khắc chữ vào khối đá lớn trên núi, từ đó có tên Núi Đá Bia hay Thạch Bi Sơn.
Trên con đường xuyên Việt qua địa phận đèo Cả, chúng ta có thể nhìn thấy Núi Đá Bia sừng sững uy nghi trên đỉnh núi.
Sau 3 tiếng leo núi, với quãng đường dài hơn 2km, xuyên qua những cánh rừng, đoàn anh em văn nghệ - báo chí chúng tôi đã chạm được khối đá bia. Khối đá cao hơn 76m, hình thù kỳ dị lạ thường. Tính luôn chiều cao của núi thì chúng tôi đã đạt đến độ cao hơn 700m so với mực nước biển.
Núi Đá Bia cũng được triều đình Nhà Nguyễn đưa vào Tuyên Đỉnh, một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế. Núi đá Bia được công nhận là Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 22.8.2008. Khoảng giữa thế ký XIX quan đại thần triều Nguyễn là Phan Thanh Giản khi đi qua khu vực đèo Cả-núi Đá Bia, có thơ rằng:
"Mảnh đá đầu non dựng/ Tầng cao ngất một phương
Chia bờ nêu cột Hán/ Đuổi giặt trú xe Đường
Chữ triện mây lu nét/ Công thần sử dọi gương
Chạm bia người đã vắng/ Lữ khách chạnh lòng thương"
Sau hơn 500 năm sau, chúng tôi theo dấu chân người xưa, tìm trên đá Bia có còn lưu bút của vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến và cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài.
Núi Đá Bia nhìn từ quốc lộ 1, đoạn qua đèo Cả.
Hành trình khám phá núi Đá Bia
Bạn đã đi được 1/3 chặng đường
Cảnh quan ở 1/3 chặng đường
Tiếp tục hành trình khám phá núi Đá Bia
Càng lên cao động thực vật phong phú
Một con cuốn chiếu rất lớn ngay chỗ chúng tôi dừng nghỉ chân.
280 Bậc cấp là chúng tôi về đích chạm đến núi Đá Bia
Núi Đá Bia hiện ra (hình ảnh núi nhìn từ hướng Tây)
Núi Đá Bia (Đấng đại sơn thần - Tối linh Dương vật) nhìn từ biển vào.
Hình thù kỳ lạ của núi Đá Bia
Hình ảnh núi Đá Bia nhìn từ hướng Bắc
Một phiến hình chữ nhật bên cạnh khối núi Đá Bia nhìn giống như tấm bia di tích hiện nay tại các di tích
Chạm bia người đã vắng, Lữ khách chạnh lòng thương.
Đèo Cả nhìn từ đỉnh núi Đá Bia
Vịnh Văn Phong nhìn từ núi Đá Bia
Toàn cảnh Phú Yên nhìn từ núi Đá Bia
Kỷ niệm chuyến chinh phục núi Đá Bia của văn nghệ sĩ, nhà báo hai tỉnh Bình Định , Phú Yên
Tác giả bên núi Đá Bia (hôm ấy rất vui vì trùng ngày sinh nhật)
Lớp rêu dày trên núi Đá Bia
Mảnh đá đầu non dựng/ Tầng cao ngất một phương
Vui lòng nhập nội dung bình luận.