Chỉnh sửa sách Tiếng Việt 1: Làm phép so sánh "sách giáo khoa xưa" với bộ sách Cánh Diều

Anh Xuân Thứ tư, ngày 21/10/2020 10:58 AM (GMT+7)
Dành thời gian xem, đọc và so sánh Bộ Sách giáo khoa lớp Một (NXB Giáo Dục năm 1990 - gọi tắt là Sách xưa) với Bộ Sách giáo khoa lớp Một Cánh Diều (gọi tắt là Cánh Diều) tôi thấy: Bộ sách Cánh Diều quá nặng nề cả về khối lượng - hình ảnh - từ ngữ và nội dung.
Bình luận 0

Như Dân Việt đã thông tin, Bộ GDĐT thông tin đã chỉ đạo nhà xuất bản phát hành SGK Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều in thêm tài liệu chỉnh sửa, bổ sung và phát hành miễn phí cho học sinh và các trường đang sử dụng SGK này.

Bạn đọc Phạm Anh Xuân (Hà Nội) gửi đến Dân Việt so sánh giữa sách giáo khoa Tiếng Việt (bộ cũ) với sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều để thêm góc nhìn về những bất cập trong bộ sách này.

Về khối lượng: Nếu như ở Sách xưa, học sinh chỉ học riêng chữ O trong Bài 1 (ảnh 1). Trong khi đó Cánh Diều, trong Bài 1, học sinh đã phải học chữ A và chữ C. Bên cạnh đó, trong Cánh Diều, học sinh cũng phải học nhiều bước bao gồm: Làm quen - đánh vần - nói to/nói thầm - tìm tiếng có âm - tìm chữ a,c - tập viết (ảnh 1a). 

Tiếp đó ở Sách xưa, học sinh học đến bài 79 - 80 là đã ôn tập cuối học kỳ 1 (ảnh 2); còn ở Cánh Diều, học sinh phải học tới 93 bài rồi mới đến ôn tập cuối học kỳ 1 (ảnh 2a). Đồng thời khối lượng ôn tập cũng nhiều hơn.

Tình trạng này cũng tương tự ở tập 2 và học kỳ 2 khiến tổng khối lượng sách Cánh Diều nặng hơn Sách xưa rất nhiều.

Về hình ảnh

 Nếu như ở Sách xưa (ảnh 1), học sinh chỉ tiếp xúc với 3 hình vẽ để học chữ O là: Gà gáy ò ó o; chùm nho và con bò; còn ở Cánh Diều (ảnh 1a), học sinh phải tiếp xúc tới 16 hình ảnh cùng với rất nhiều hình ảnh chữ cái khác.

Thử làm phép so sánh Sách xưa với Cánh Diều - Ảnh 1.

1a.PNG

Một ví dụ khác là vào học kỳ 2, Sách xưa bắt đầu học với vần Anh (ảnh 3) thì Cánh Diều cũng gấp đôi với vần anh và ach (ảnh 3a). Tuy nhiên ở Sách xưa, học sinh chỉ tiếp xúc 6 hình vẽ thì ở Cánh Diều, học sinh phải tiếp xúc tới 9 hình vẽ cùng khối lượng chữ gấp nhiều lần.

3a.PNG

3.PNG


Về từ ngữ

Trong bài 47, Sách xưa dạy vần in/un có ngôn ngữ gắn với hình ảnh số chín/con giun cùng đoạn thơ "Ủn à ủn ỉn/Chín chú lợn con/Ăn đã no tròn/Cả đàn đi ngủ" (ảnh 4).

Còn ở Cánh Diều, bài 64 dạy vần in/ít có ngôn ngữ gắn với hình ảnh đèn pin/quả mít và các chữ nín/tin/nhìn/thịt/bịt/chín. Đặc biệt, trong bài này có bài tập đọc "Cua, cò và đàn cá 2" với rất nhiều ngôn ngữ như "Cò cắp cua/Nó mổ cua/Cua bèn giơ gươm, kẹp cổ cò/Cò van xin" (ảnh 4a).

Thử làm phép so sánh Sách xưa với Cánh Diều - Ảnh 5.

Thử làm phép so sánh Sách xưa với Cánh Diều - Ảnh 6.

Cũng cần nhấn mạnh rằng ở Cánh Diều, những từ ngữ có sắc thái, cảm xúc nặng nề như: Sợ quá, ăn thịt, doạ, dữ, giả vờ, la, than, cuỗm, quắp, tợp, tha, cắn, mổ, nhá, chộp, nuốt mồi, bắt, chén, hùng hục, van xin… là rất phổ biến.

Một điểm đặc biệt đáng lưu ý khác là Sách xưa sử dụng nhiều ngữ liệu ca dao, đồng dao, tục ngữ, đoạn thơ như "Trâu ơi ta bảo trâu này/Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta"; hay như "Bé ơi! mau dậy/Đến lớp Mầm non/Con trâu tai vẫy/Con gà mào son/Đều đi cả rồi/Bé ơi mau dậy!"… để thể hiện nội dung. Còn ở Cánh Diều, hầu hết những bài tập đọc là những câu chuyện, đoạn văn. Chính vì xa rời ngữ liệu là nguồn ca dao, tục ngữ, đoạn thơ; Cánh Diều đã tạo bất lợi rất lớn cho trẻ là sự gần gũi, nhẹ nhàng dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc.

Chưa dừng lại ở đó, vì quá "lạm dụng" yếu tố kỹ thuật nên Cánh Diều đã đưa vào sách quá nhiều ngôn ngữ trúc trắc, thậm chí là cụt lủn. Bài "Bé Lê" (trang 73 tập 1) là ví dụ: Bé lê mê ti vi. Ti vi có sân cầm. Bé chỉ: "Cò… cò…". Ti vi có cá mập. Bé la: "Sợ!" Má bế bé, vỗ về: Cá mập ở ti vi mà". Má ấm quá, bé chả sợ nữa.

Về nội dung

 Có thể khẳng định chắc chắn rằng: 100% những câu ca dao, đồng dao, tục ngữ, đoạn thơ, câu chuyện ở Sách xưa có nội dung tích cực/tốt đẹp với nguồn ngữ liệu trong sáng, giản dị và gần gũi.

Còn ở Cánh Diều, theo thống kê của Dân Việt (Bài Xin những nhà biên soạn sách giáo khoa đặt mình vào con trẻ - Nguyễn Quang Vinh ra ngày 12/10/2020) thì có tới gần 50% các bài đọc dựa trên các cốt truyện có nội dung liên quan đến các yếu tố bạo lực, thói xấu, hoặc xa lạ với trẻ (đe doạ, bắt nạt, lừa đảo, lười biếng, sinh đẻ).

Việc có quá nhiều nội dung hàm chứa những thói hư, tật xấu, bạo lực đã khiến cho Cánh Diều tạo ra cảm xúc tiêu cực.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem