Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
-
"Việc làm sai trái của Trung Quốc mà chúng ta đang đề cập đến cho thấy Trung Quốc đang thêm những “bước đi sâu” vào việc khai thác quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã đóng chiếm trái phép", nhà nghiên cứu Dương Danh Dy - Cựu Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu - nhận định khi trao đổi với NTNN ngày 9.10.
-
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa.
-
Ngày 4.9, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc khai trương tuyến du lịch biển khởi hành từ thành phố Tam Á (thuộc tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
-
Chừng 5 năm trở lại đây, trừ những người như Mai Phụng Lưu, Tiêu Viết Là và một vài ngư dân khác được đặt chân lên Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa do họ... bị Trung Quốc bắt giam khi đánh cá tại vùng biển này, còn tất cả những ngư dân Lý Sơn khác, Hoàng Sa với họ chỉ là một “bóng mờ”. Nhưng, “ngọn lửa Hoàng Sa” thì không bao giờ nguội tắt...
-
Làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) và làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là nơi lưu giữ những tài liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước ta. Những tài liệu quý hàng trăm năm tuổi được người dân các ngôi làng này xem như báu vật và dốc sức giữ gìn.
-
Sáng 1.8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
-
Những thông tin mới nhất về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 và những vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài đã được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu ra tại cuộc họp báo chiều 24.7.
-
Sáng 15.7, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam... tổ chức triển lãm chuyên đề: “Hoàng Sa, Trường Sa - Chủ quyền Việt Nam”.
-
“Trên đảo Gạc Ma, cách đây 26 năm, 64 đồng đội của tôi đã ngã xuống, tôi cũng đổ máu tại đảo này. Trung Quốc ngang nhiên chiếm giữ và đưa vào bản đồ dọc của họ công bố ngày 25.6 vừa qua. Điều đó là không thể chấp nhận được”. Đó là tâm sự của Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Lanh người đã bất chấp cái chết, cương quyết giữ lá cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma...
-
Ngày 3.7, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực nước ta tại Liên Hợp Quốc, tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon.
-
Sáng nay (1.7), tại TP.Quảng Ngãi, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu mang chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-Những bằng chứng lịch sử và pháp lý".
-
“Chúng ta phải bình tĩnh, tỉnh táo, kiên quyết và đặc biệt là kiên trì để phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Chỉ cần sai một ly là đi một dặm”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định như vậy khi cho biết quan điểm của Đảng về tình hình Biển Đông.
-
Sau trận chiến Gạc Ma (Trường Sa) ngày 14.3.1988, đã có 9 chiến sĩ ta bị Trung Quốc bắt, rồi được trao trả trở về năm 1991. Một trong 9 người đó là cựu chiến binh Lê Minh Thoa. Anh đang sinh kế bằng quán phở Trường Sa (tại 5D Tăng Bạt Hổ, phường Lê Lợi, TP.Quy Nhơn, Bình Định).
Chủ đề nóng