Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019

    • Nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, địa phương đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân, chị Thào Thị Sung, 36 tuổi ở xã Tả Phìn (huyện Sa Pa, Lào Cai) đã vươn lên xây dựng mô hình tổ hợp dệt thổ cẩm. Mô hình của chị không chỉ giúp bản thân thoát nghèo mà giúp cho hàng chục lao động khác ở địa phương thoát nghèo.
    • Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và thực hiện lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM)…, diện mạo nông thôn của xã Dồm Cang (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã có đổi thay nhanh chóng, cuộc sống của đồng bào các dân tộc tại đây được cải thiện rõ rệt.
    • Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Lâm Đồng đã vượt qua nhiều thách thức để đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, được đánh giá là dẫn đầu khu vực Tây Nguyên. Có được điều này là do sự quyết tâm, đồng lòng của người dân đặc biệt là việc Đảng bộ, chính quyền địa phương đã cố gắng triển khai nhiều giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
    • Đến thời điểm này, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) chỉ còn 69 hộ nghèo. Địa phương này đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để đưa tỷ lệ hộ nghèo về con số không vào cuối năm nay.
    • Là địa phương khó khăn nhất tỉnh, nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, nhưng huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đã quan tâm phát triển nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người dân, từng bước giảm nghèo bền vững.
    • Trước đây, cà gai leo là loài cây mọc hoang dại, có sức sinh sôi nảy nở mạnh mẽ và luôn bị người dân tìm cách tận diệt, thì nay loại cây này đang được bà con dân tộc Ba Na ở xã Tú An (thị xã An Khê, Gia Lai) phát triển thành cây dược liệu được nhiều người ưa chuộng. Nhờ biết phát huy lợi thế từ cà gai leo, nhiều hộ đồng bào Ba Na đã thoát nghèo, lại có nhập cao, đạt 150 triệu đồng/ha.
    • Để tiếp tục thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong 2 năm cuối (2019-2020), thành phố phấn đấu thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 0,7%/năm và giảm tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân 0,9%/năm. Đến cuối năm 2020, hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn thành phố giai đoạn 2019-2020 và thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 3,5 lần so với năm 2011.
    • Là huyện di dân tái định cư thủy điện Sơn La, Quỳnh Nhai có hơn 80% dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, những năm qua, Quỳnh Nhai đã thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, dự án giảm nghèo; từ các hợp phần hỗ trợ của các chính sách, người dân có cơ hội tiếp cận với các loại cây trồng, vật nuôi năng suất cao, từ đó tạo lực cho người dân thoát nghèo.
    • Từng một thời được xem là loài cây hoang dại, lấn át cây lúa, nhưng cây bồn bồn giờ đây đã “vươn mình” trở thành một loại đặc sản trứ danh của vùng Đất Mũi, giúp nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.
    • Nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các chính sách xóa đói giảm nghèo đã được các ban, ngành tỉnh Đắk Lắk triển khai kịp thời, góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, phát triển kinh tế bền vững, ổn định chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn...
    • Nằm trong diện huyện nghèo 30a nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, tỉ lệ hộ nghèo ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đã giảm mạnh nhờ sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của chính người dân, cùng với sự giúp đỡ, trợ lực của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức xã hội.
    • Từ đèo Tam Canh (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) nhìn xuống, mảnh đất hào hùng mang đầy âm hưởng cách mạng giờ như được khoác lên tấm áo mới, với những ngôi nhà xây kiên cố nép mình trong vườn cây, những con đường được đổ bê tông sạch đẹp… Đặc biệt hơn nữa, Bắc Sơn còn là huyện dẫn đầu phong trào thi đua "Lạng Sơn cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".