Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đây là phát biểu của Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững'' diễn ra tại Hà Nội sáng 18/9.
Theo Chủ tịch Quốc hội, các đề xuất, kiến nghị và giải pháp tại Diễn đàn sẽ để phục vụ kịp thời Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ông Huệ nhấn mạnh, năm 2021, với thành công của Diễn đàn Kinh tế 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững" đã để lại nhiều bài học quý, nhiều luận cứ khoa học có tính thực tiễn với các thông tin bổ ích, định hướng hay, để phục vụ công tác nghiên cứu, điều hành, nhất là công tác hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước.
Nhiều đề xuất, ý tưởng được nêu ra tại diễn đàn năm 2021 đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu để xây dựng, ban hành các quyết sách mạnh mẽ, quyết liệt, ứng phó kịp thời với bối cảnh, tình hình mới.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định chính nhờ các quyết sách đúng đắn, kịp thời của Trung ương, Quốc hội, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục ổn định và đạt được những kết quả rất tích cực, quan trọng.
Nêu bật những thành tựu của kinh tế đất nước trong 8 tháng qua, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh dù có những thuận lợi song kinh tế - xã hội nước ta đang và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.
"Năng lực chống chịu của nền kinh tế còn rất nhiều thách thức, giải ngân đầu tư công còn chậm và vẫn có điểm nghẽn, đến hết tháng 8 mới chỉ đạt 39,2%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021. Nợ xấu tiềm ẩn, xử lý các tổ chức tín dụng, ngân hàng yếu kém, cơ cấu lại hệ thống tài chính - ngân hàng còn nhiều thách thức, khó khăn; thị trường tiền tệ, chứng khoán… còn tiềm ẩn rủi ro, phát triển thiếu lành mạnh, bền vững", Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo Chủ tịch Quốc hội: Nhiệm vụ yêu cầu đặt ra là củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu, nhất là do kinh tế nước ta có độ mở rất lớn và tình hình thế giới, khu vực luôn có biến động bất thường, khó dự báo.
"Bài học thực tiễn qua hơn 35 năm đổi mới, kể cả trong những giai đoạn khó khăn, thử thách khắc nghiệt như trong 2 năm qua có thể nói rằng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như là yếu tố " bất biến'' để ứng với " vạn biến'' của tình hình kinh tế quốc tế", Chủ tịch Quốc hội nêu.
Tại Diễn đàn, người đứng đầu Quốc hội Việt Nam đặt đề bài cho các chuyên gia, đại biểu kiến giải giúp Việt Nam giải đáp các bài toán lớn, trong đó: đánh giá cho được thực trạng bối cảnh kinh tế- tài chính thế giới đưa ra những tác động cho Việt Nam trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, chỉ rõ các thành tựu, kết quả đã đạt được và cảnh báo những rủi ro bất ổn vĩ mô và bất ổn tài chính cả ở khu vực kinh tế thực và khu vực kinh tế đối ngoại, khu vực tài chính tiền tệ và rủi ro, bất ổn trong chính sách tài khóa.
Đặc biệt, Việt Nam cần kinh nghiệm quốc tế sâu sắc, các đề xuất, gợi mở chính sách cho Việt Nam để củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường năng lực chống chịu và tự cường của nền kinh tế, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong năm 2023 và định hướng cho cả nhiệm kỳ 2021-2025.
"Các kiến nghị, đề xuất cụ thể đối với Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật, thể chế, chính sách của Nhà nước", Chủ tịch Quốc hội nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.