Chữa đắng cho dưa leo

Thứ sáu, ngày 14/10/2011 10:19 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Mấy năm gần đây, vấn đề liên quan đến quả dưa leo bị đắng đang ngày càng trở nên bức thiết, đã kìm hãm sự phát triển ngành trồng dưa.
Bình luận 0

Trong quá trình sản xuất, phát sinh tập trung vào gốc dưa thời kỳ ra hoa và thân cây thời kỳ kết quả. Vị đắng của quả dưa leo phát sinh ở gần vùng cuống quả, còn phần đỉnh quả rất ít xuất hiện triệu chứng này.

Nguyên nhân phát sinh là do bón quá nhiều phân đạm khiến thân cây mọc dài quá, vị trí quả mọc không được gọn gàng, các quả ra ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây yếu thì dễ bị đắng. Trong quá trình phát triển của quả lại gặp những hôm thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp, đặc biệt là những hôm trời âm u, hệ rễ dưa chuột bị tổn thương, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng kém khiến tốc độ sinh trưởng phát triển của quả dưa bị chậm lại, bộ rễ và cuống quả dưa tích tụ càng nhiều chất gây vị đắng khiến quả dưa trở nên đắng.

img
Thời điểm, loại phân và liều lượng bón cho 1 ha dưa leo:

Ngoài ra, dưa leo đắng là còn do bị thiếu nước và khô hạn trong một thời gian dài. Thời gian từ lúc trồng tới khi thu hoạch dưa chuột đợt đầu thông thường là 25 – 30 ngày. Trước khi thu hoạch dưa, người dân thường khống chế nước ruộng dưa, nếu như thời gian khống chế nước quá dài cũng có thể khiến dưa chuột chuyển sang vị đắng.

Biện pháp phòng trừ: Trước tiên cần lựa chọn các giống dưa ít bị đắng. Khi trồng dưa cần gia tăng quản lý nhiệt độ cho dưa, thời kỳ hạt nảy mầm và thời kỳ đầu kết quả cần duy trì nhiệt độ trên 13oC, sau thời kỳ dưa kết trái cần khống chế nhiệt độ ở mức dưới 32oC. Thường xuyên tưới nước, khống chế nước thời kỳ thu hoạch cũng cần hợp lý; cung cấp nguyên tố khoáng chất và bón phân hợp lý cho cây, tránh bón quá nhiều hoặc quá ít phân đạm; sau thời kỳ cây sinh trưởng cần tưới phân vào lá cây để bảo đảm cây phát triển khỏe mạnh.

Công thức bón phân cho dưa leo: N: 140 - 220 kg/ha; P2 O5: 150 - 180 kg/ha; K2 O: 120 - 150 kg/ha. Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 ha dưa leo: 1 tấn phân 16-16-8, 100kg Urê, 50 kg DAP và 100 kg KCl hoặc 200 - 300 kg Urê, 500 - 700 kg super lân, 150 - 200 kg KCl, 20 - 25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu.

Phân bón nuôi trái có thể chia làm nhiều lần sau các đợt thu trái. Ngoài ra có thể phun bổ sung phân qua lá.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem