Chuỗi thực phẩm an toàn còn nhiều bất cập

Song Anh Thứ tư, ngày 29/10/2014 07:08 AM (GMT+7)
Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM Nguyễn Phước Trung cho biết, mấy năm qua ngành nông nghiệp thành phố và các tỉnh thành miền Trung, Đông Nam Bộ, Lâm Đồng và ĐBSCL đã hợp tác với nhau trong việc xây dựng chuỗi quản lý và kiểm soát các mặt hàng thủy hải sản, thịt và rau quả từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế đến vận chuyển.
Bình luận 0

Cùng với các tỉnh, sở đã thực hiện được chuỗi quản lý rau quả với 11 cơ sở sản xuất rau muống hạt, 9 cơ sở trồng cà chua, 7 cơ sở trồng khổ qua, 6 cơ sở bắp cải và 3 cơ sở sản xuất cà rốt. Ở chuỗi thịt đã thực hiện được chuỗi trứng gia cầm với 6 cơ sở, chuỗi thịt gà với 3 cơ sở và chuỗi thịt heo 2 cơ sở.

Riêng ở mặt hàng thủy hải sản, chuỗi quản lý và kiểm soát còn đi đến tận được nơi tiêu thụ như chuỗi sản phẩm cá viên của Công ty Cầu Tre được phân phối đến các siêu thị trong TP.HCM và các tỉnh; chuỗi tôm chân trắng tại 3 cơ sở nuôi ở Cần Giờ được tiêu thụ tại chợ đầu mối Bình Điền; chuỗi cá điêu hồng của Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT)…

img Chưa có quy định tạm giữ lại lô hàng nên đến khi có kết quả kiểm mẫu chất cấm, khoảng 2-4 ngày sau, thịt tại các chợ đã được bán sạch.         

 

Trên cơ sở đó, TP.HCM và các tỉnh đã phối hợp kiểm soát nguồn nông sản thực phẩm với khoảng 71.500 tấn rau quả/tháng (chiếm khoảng 70% nhu cầu của người dân TP.HCM), 13.600 tấn thịt heo/tháng (chiếm gần 80% nhu cầu), 4.900 tấn thịt gà/tháng (86% nhu cầu), 77 triệu trứng gia cầm/tháng (70% nhu cầu) và khoảng 16.700 tấn thủy sản (75% nhu cầu). Sở cũng thường xuyên lấy mẫu kiểm tra và tỷ lệ các mẫu vi phạm chỉ chiếm 5 - 7% ở rau quả và 1% với thịt.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phước Trung cũng phản ánh, sở dĩ trong năm qua vẫn còn trường hợp thịt, rau quả nhiễm kháng sinh, chất cấm là do vẫn còn nhiều bất cập trong các quy định quản lý, kiểm soát. Chẳng hạn như các mặt hàng rau quả, thủy sản chưa có quy định giấy chứng nhận kiểm dịch an toàn kèm theo lô hàng nên khi gặp vấn đề khó truy xuất được nguồn gốc.

Đặc biệt hiện chưa có quy định tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích kiểm mẫu (từ 2 - 4 ngày), nên việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi gặp khó khăn. Bởi khi đó hơn 7.500 tấn thịt/đêm đổ về 3 chợ đầu mối nông sản TP.HCM đã được chuyển đi bán hết ngay trong ngày.

“Vì vậy, việc xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đối với các nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm hóa chất, chất cấm tại chợ đầu mối không thể tịch thu, tiêu hủy mà chỉ xử lý vi phạm hành chính như phạt tiền nên chưa thực sự hiệu quả” – ông Trung nói.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đã bắt đầu hình thành các cơ sở chăn nuôi an toàn, có tiêu chuẩn VietGAHP nhưng do chưa có khâu giết mổ và địa điểm tiêu thụ riêng nên các sản phẩm an toàn này khi ra thị trường bị lẫn lộn với các sản phẩm khác, không ai phân biệt được.

Hiện thành phố đang chấn chỉnh lại khâu giết mổ, sắp tới sẽ chỉ còn các cơ sở giết mổ công nghiệp, loại bỏ hết các cơ sở giết mổ thủ công không vệ sinh và xây dựng chuỗi phân phối thực phẩm an toàn.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem