Chuyển giao 856 công nghệ cho miền núi

Thứ năm, ngày 08/11/2012 00:52 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Tại buổi tọa đàm “Đổi mới cơ chế chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) về nông thôn, miền núi” diễn ra ngày 7.11, PGS-TS Lê Tất Khương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng (Bộ KHCN) cho biết, từ năm 1998 đến nay, Bộ KHCN và các bộ ngành, địa phương đã xây dựng các chương trình chuyển giao KHCN được 3 giai đoạn.
Bình luận 0

Trong giai đoạn đầu triển khai, đã chuyển giao thành công 856 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, đào tạo 2.844 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho trên 49.010 lượt nông dân.

img
Mô hình trồng chuối tiêu ứng dụng tiến bộ KHCN cho thu nhập cao được triển khai tại huyện Bát Xát (Lào Cai).

Đánh giá về các chương trình chuyển giao KHCN, TSKH Nghiêm Vũ Khải – Thứ trưởng Bộ KHCN cho rằng, tuy mức đầu tư không lớn nhưng chương trình đã giúp các địa phương tiếp nhận, làm chủ và phát triển công nghệ để giải quyết các vấn đề như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng các giống có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao tại địa phương; phát triển một số sản phẩm lợi thế tại Việt Nam...

Theo Thứ trưởng Khải, từ năm 2011 đến nay, chương trình đã phê duyệt 278 dự án, triển khai thực hiện trên 60 tỉnh, thành phố với tổng kinh phí 1.300 tỷ đồng với dự kiến sẽ huy động được 600 lượt cán bộ khoa học về phục vụ tại khu vực nông thôn, miền núi; dự kiến xây dựng được 870 mô hình, đào tạo khoảng 2.650 kỹ thuật viên và tập huấn cho 61.500 lượt nông dân.

Với những kết quả đạt được, hầu hết các đại biểu đều đề xuất Nhà nước cần có chính sách đầu tư KHCN nhiều hơn nữa cho các khu vực nông thôn, nhất là khu vực miền núi, và kéo dài thời gian thực hiện các chương trình chuyển giao KHCN.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem