Có học có hơn, nông dân quê lúa “không lo đói”

Nguyệt Tạ Thứ hai, ngày 27/11/2017 13:45 PM (GMT+7)
Mấy năm gần đây, nhờ làm tốt công tác đào tạo nghề, nhiều nông dân trong tỉnh Thái Bình được học nghề, có việc làm mới hoặc việc làm cũ nhưng thu nhập cao hơn trước. Đặc biệt, nhờ học nghề nhiều bà con nông dân đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Bình luận 0

Hỗ trợ nông dân học nghề

Ông Bùi Công Nhan- Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Thái Bình cho biết Thái Bình có 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động nông thôn hơn 990.000 người. Vì vậy, nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn rất lớn. Thời gian qua, các đề án, chương trình hỗ trợ đào tạo nghề được triển khai tại nhiều địa phương trong tỉnh bước đầu mang lại hiệu quả. Nhiều đơn vị tích cưc tham gia đào tạo nghề cho nông dân. Có thể kể tới như: Trung tâm Khuyến công - Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương), Trung tâm Dạy nghề (Hội Nông dân tỉnh).... Các đơn vị này đều được T.Ư và tỉnh hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để tổ chức các lớp tập huấn sửa chữa máy nông nghiệp, dạy nghề may cho lao động nông thôn. Với bình quân 35 người/lớp, bên cạnh việc học lý thuyết, học viên còn được thực hành nên chất lượng đào tạo được nâng lên.

img

Dạy nghề chữa máy nông nghiệp ở Tiền Hải (Thái Bình). Ảnh: NGuyệt Tạ

Ông Nhan cũng cho biết, để tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy nghề, Sở đã tổ chức hướng dẫn hỗ trợ lao động nông thôn học nghề trên địa bàn tỉnh. Hơn 20 cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tỉnh được Phòng Dạy nghề (Sở LĐTBXH) giới thiệu một số văn bản về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó trọng tâm là Thông tư số 152 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, bao gồm: điều kiện người được hỗ trợ đào tạo, chế độ và hình thức hỗ trợ đối với đối tượng.

Đổi thay cuộc sống nhờ nghề

Nhờ được học nghề mà cuộc sống của bà con nông dân ở nhiều địa phương đã khấm khá hơn. Tại xã Đông Hợp, huyện Đông Hưng (Thái Bình) đã có hàng chục hội viên, nông dân đăng ký tham gia học nghề chăn nuôi.

Trong 6 tháng đầu năm, Thái Bình có 11.512 lao động tham gia học nghề, trong đó trình độ cao đẳng 470 người, trình độ trung cấp 1.872 người, trình độ sơ cấp và đạo tạo dưới 3 tháng 9.170 người. Các nghề dạy cho lao động nông thôn chủ yếu là may mặc, chăn nuôi, trồng trọt, hàn xì...

Chị Trần Thị Tuyến – học viên lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi thú y cho biết, mặc dù gia đình chị đã đầu tư chăn nuôi trong suốt hơn 20 năm qua nhưng vì chỉ là chăn nuôi nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế đạt được không cao. May nhờ được giới thiệu và theo học nghề mà giờ đây chị đã có thêm những kiến thức tốt để áp dụng sản xuất. Nhờ vậy hiệu quả tăng lên rõ rệt, thu nhập cao hơn.

Tương tự trường hợp của chị Tuyến, mấy năm gần đây gia đình bà Mai Thị Chút (thôn Cổ Dũng 2, xã Đông La, huyện Đông Hưng) cũng thoát nghèo vươn lên làm kinh tế giỏi. 

Đánh giá về hiệu quả của các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, ông Bùi Công Nhan cho biết, kết thúc các lớp học, 100% học viên nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản, đem áp dụng vào các mô hình của gia đình. Nhiều học viên mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh giúp tăng hiệu quả kinh tế. Không chỉ vận dụng kiến thức có được trong hoạt động sản xuất của gia đình, các học viên còn là những tuyên truyền viên tích cực phổ biến kiến thức đã học, chia sẻ kinh nghiệm đến các gia đình hội viên, nông dân khác; giúp họ nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem