Có nên cho trẻ “thụ lộc” các món ăn trong ngày Tết?

Diệu Thu Thứ sáu, ngày 16/02/2018 09:55 AM (GMT+7)
Trong ngày Tết, thức ăn sau khi cúng, nhiều gia đình hay ưu tiên cho người già, trẻ em gọi là "thụ lộc”.
Bình luận 0

Nét văn hoá truyền thống của người dân Vịêt Nam rất đáng quý, trước khi ăn thường làm mâm cỗ cúng gia tiên và thủ công. Từ lúc chuẩn bị các thực phẩm, món ăn của mâm cỗ đến khi ăn thường mất thời gian khá lâu khoảng 1-2 giờ, đồng thời khi cúng lễ thức ăn không được che đậy.

img

Mâm cỗ ngày Tết. Ảnh minh họa

Một số người còn quan niệm đồ sau cúng lễ giúp cho “trẻ ăn no, chóng lớn, người già khoẻ mạnh”. Chính vì vậy, thức ăn sau khi cúng hay ưu tiên cho người già và trẻ em gọi là "thụ lộc”.

Ở góc độ dinh dưỡng, BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thức ăn sau khi cúng thường nguội lạnh và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu cho trẻ và người già ăn rất dễ bị tiêu chảy. Vì vậy, cần ăn ngay khi món ăn vừa nấu chín.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Nhi, BV Bạch Mai) lý giải, do thức ăn dùng để cúng thường không được che đậy nên dễ bị các loại côn trùng xâm nhập, rồi truyền các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, các loại vi khuẩn trong không khí cũng có thể xâm nhập vào thức ăn và truyền bệnh.

Hơn nữa, những thức ăn, đồ uống đưa vào cơ thể mà để nguội lạnh cũng không tốt đến công năng của tì vị. Bởi nếu ăn đồ nguội lạnh vào, sẽ làm cho sự bài tiết các men tiêu hóa bị ức chế, chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn sẽ hạn chế, dẫn đến hay bị đau bụng, tiêu chảy.

Do đó, nếu sử dụng đồ cúng, nhất là trong ngày lạnh, mọi người nên hâm nóng trước khi dùng.

Cũng theo các chuyên gia, các bà mẹ cần nhớ cho trẻ ăn đủ nhu cầu cần thiết, ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Cho trẻ ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. Sức khoẻ của trẻ chỉ đảm bảo khi bữa ăn và giấc ngủ không bị thay đổi; Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ bị ôi thiu, nghi ngờ ôi thiu, thức ăn chế biến từ bữa trước,... đề phòng tiêu chảy; Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, uống các loại nước ngọt làm cho trẻ chán ăn, đặc biệt ngay trước bữa ăn. Khi phải đi xa cần chuẩn bị quần áo đề phòng thời tết thay đổi: nắng nóng, lạnh, mưa phùn... làm trẻ dễ mắc bệnh.

Ngày Tết chỉ có ý nghĩa hơn khi trẻ nhỏ và mọi người trong gia đình có sức khoẻ được đảm bảo, không bị xảy ra các vụ ngộ độc về thực phẩm mang lại. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong khi chế biến, bảo quản là rất quan trọng, không ăn thức ăn khi nghi ngờ ôi thiu.

Ngày Tết, người mắc bệnh đái tháo đường phải ăn thế nào?

Ngày Tết, người mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể uống rượu bia, ăn hoa quả ngọt nhưng phải ăn uống theo tư vấn...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem