Theo đó, quần thể cây này nằm trong một khu rừng pơ mu trải dài trên diện tích 250 ha, cách huyện lỵ Tây Giang khoảng 40km về phía Tây. Toàn bộ khu rừng có số lượng lên đến hơn 1.000 cây pơ mu nằm ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển. Lâu nay, rừng pơ mu này được mệnh danh là “Vương quốc pơ mu”.
Qua khảo sát, ngành chức năng đã quyết định chọn 725 cây pơ mu là Cây Di sản Việt Nam. Trong số này, có nhiều cây đường kính thân trên 2 m và hàng trăm cây khác có đường kính từ 1 m trở lên. Cây pơ mu lớn nhất khu rừng có đường kính thân lên tới 2,5m, cao 22m, khối lượng gỗ hơn 48 m3.
Được biết, đây là lần đầu tiên cả một quần thể với hàng trăm cây pơ mu được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Chính quyền địa phương đã thành lập đội quản lý, bảo vệ và hoạt động thường xuyên để đảm bảo khu rừng di sản này không bị xâm hại.
Một cây pơ mu trong “Vương quốc mơ mu” tại Tây Giang.
Đoàn cán bộ do Bí thư huyện ủy Tây Giang Bh'riu Liếc (bên trái) dẫn đầu chụp ảnh lưu niệm cùng một “cụ” cây pơ mu giữa rừng.
Cận cảnh một “cụ” pơ mu đường kính trên 2 m giữa rừng Tây Giang.
Một “cụ” pơ mu khác đang mọc giữa đỉnh núi cao 1.500 m.
Gốc của cây Pơmu mẹ (mẫu), mang số hiệu cây 168, mọc trên đỉnh Zi'liêng về hướng tây có hình thù ở gốc cây giống hệt con voi đang đứng, vòi thả xuống đất âu yếm với đôi mắt mở to, tai vểnh phía trước, đứng hiền hoà, sừng sững, hiên ngang trước bao phong ba, bão tố. Cây này có thể đặt tên chính xác hơn là cây Voi Pơmu.
Nhiều “cụ” pơ mu vẫn hiên ngang sừng sững mọc giữa rừng trên đỉnh núi Zi'liêng.
Một nhánh của “cụ” cây pơ mu có đường kính gần 1 m trên đỉnh Zi'liêng.
Phần ngọn của “cụ” pơ mu xanh tốt mọc trên đỉnh Zi'liêng, thuộc địa bàn xã A Xan, huyện Tây Giang, Quảng Nam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.