Loại củ đặc sản ghép tên một vị thần thiên nhiên ở vùng này của Quảng Ngãi bán tốt trong nước, nước ngoài

Công Xuân Thứ tư, ngày 11/12/2024 15:19 PM (GMT+7)
Sau 1 thời gian dài biết đến từ lời truyền miệng và tiêu thụ với hình thức củ tươi, gừng gió, một đặc sản vùng núi phía Tây Bắc Quảng Ngãi, đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước, bằng những sản phẩm chế biến, như sên mật mong, cốm gừng, viên ngậm gừng…
Bình luận 0

Thơm lừng đặc sản được ghép tên với một vị thần

Không phải đến bây giờ mà từ hàng chục năm về trước, những ai từng có dịp đặt chân đến huyện miền núi Tây Trà (nay được sáp nhập về huyện Trà Bồng), không lạ gì với đặc sản, được đồng bào thiểu số nơi đây gọi tên là gừng gió.

Đặc sản được ghép tên một vị thần ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi đang được nâng giá trị- Ảnh 1.

Gừng gió, đặc sản của người dân vùng miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi.Ảnh: HN

Khi được hỏi về tên gọi khá khá ngộ nghĩnh, nhiều già làng giải thích, không như cùng loại ở đồng bằng, gừng gió dù mọc tự nhiên, hay được bà con trồng đều ở khu vực núi trống và luôn có nhiều gió.

Còn một số khác thì cho rằng, do loại gừng này sinh trưởng và phát triển ở khu vực cao và trống, nhưng có mùi hương rất thơm nên được gió mang bay đi rất xa... cho nên được gọi, đặt tên gừng gió.

Hư thực về cách gọi, đặt tên có thể còn nhiều bàn cãi, nghi hoặc nhưng có điều, ai đã từng tiếp cận với sản vật này đều xác nhận vị của gừng gió vô cùng đặc biệt, cay, ngọt nhẹ và thanh, chứ không gắt và thơm vô cùng.

Và một điểm đặc biệt nữa là dù là rất dễ trồng, với tỷ lệ sống đạt gần 100%, nhưng không ở nơi nào, mà gừng gió cho mùi vị như khi được trồng ở khu vực núi phía Tây của Trà Bồng.

Do trồng ở đồi, núi cao, đất cằn cỗi và trống trải; đồng thời theo kiểu đặt giống (củ) xuống, lấp đất xong và phần còn lại "giao cho trời", mà không có bất kỳ sự chăm sóc, hay bón phân từ người trồng.

Vì thế củ của gừng gió khi thu hoạch, thường chỉ có kích cỡ chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái, hoặc hơn 2 ngón tay người lớn một chút.

Tuy nhiên bù lại, hương vị của loại gừng này không nơi nào sánh bằng, vì vậy được người dân miền xuôi vô cùng ưa chuộng, tìm đặc mua.

Đặc sản được ghép tên một vị thần ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi đang được nâng giá trị- Ảnh 3.

Người dân và cán bộ huyện Trà Bồng đang trao đổi thông tin về gừng gió.Ảnh: HN

Còn nhớ tại thời điểm cách đây gần 10 năm, trong khi giá bán của gừng cùng loại trồng ở đồng bằng chỉ từ 10 – 15.000 đồng/kg tươi, thì gừng gió đã được thương lái tìm, đặt mua, với giá trên dưới 100.000 đồng/kg tươi.

Nâng tầm giá trị cho đặc sản gừng gió

Sau một thời gian dài được biết đến từ truyền miệng và "vô danh phận", vào năm 2021, củ gừng gió của miền núi phía Tây Bắc Quảng Ngãi, đã chính thức có tên trong danh sách là đặc sản của tỉnh, khi cấp thẩm quyền Quảng Ngãi đồng ý, cho phép sử dụng địa danh "Trà Bồng" và xác nhận bản đồ khoanh vùng sản xuất, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm "Gừng gió (hay gừng sẻ) Trà Bồng".

Đặc sản được ghép tên một vị thần ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi đang được nâng giá trị- Ảnh 4.

Một khu vực trồng gừng gió của người dân Trà Bồng.Ảnh: HN

Theo đó huyện Trà Bồng đã đưa cây bản địa này vào danh mục cây trồng ưu tiên phát triển, nhằm đa dạng sinh kế, tạo thu nhập cho người dân; gắn với bảo tồn nguồn gen cây bản địa quý giá này.

Từ chỗ trồng nhỏ lẻ, năm 2021, với vai trò là chủ thể, HTX Nông nghiệp Sơn Trà liên kết với khoảng 30 hộ dân địa phương, để phát triển vùng nguyên liệu gừng gió lên 6ha và xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Video cảnh thu hoạch đặc sản gừng gió của người dân Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1)

Bên cạnh đó, nhờ sự kết nối giữa người trồng và tổ chức trồng ở địa phương, với doanh nghiệp ngoài tỉnh, đã đưa gừng gió từ chỗ chỉ tiêu thụ là củ tươi, được "nâng tầm" giá trị bằng những sản phẩm chế biến khá đa dạng và phong phú, như: Gừng gió sên mật ong, cốm gừng đông trùng hạ thảo, viên ngậm gừng…

Ông Hồ Văn Đường, một người trồng gừng gió ở thôn Trà Ong, xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng cho biết, hiện giá trị kinh tế của gừng gió cao hơn nhiều, so với các loại cây khác đang trồng phổ biến tại đây.

Đặc sản được ghép tên một vị thần ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi đang được nâng giá trị- Ảnh 5.

Đặc sản được ghép tên một vị thần ở vùng núi phía Tây Quảng Ngãi đang được nâng giá trị- Ảnh 6.

Sản phẩm chế biến cùng gừng gió.Ảnh: HN

Đơn cử như trồng 1 ha cây gừng gió, có thể thu về 50 triệu đồng/vụ, còn như cây keo thì trồng 3-4 năm, chưa chắc đã bán và thu về được số tiền (50 triệu đồng) này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem