Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ số như hiện nay, việc quảng bá hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, sàn bán hàng online đang là một xu thế được ưa chuộng, giúp cho sản phẩm có nhiều cơ hội trực tiếp kết nối với người tiêu dùng.
Việc mua hàng trực tuyến cũng đang trở thành nhu cầu và thói quen phổ biến của nhiều người, chỉ cần vài thao tác trên các công cụ thông minh như điện thoại di động, máy tính... người mua hàng đã có thể dễ dàng lựa chọn được những món đồ yêu thích.
Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử đang là một trong những hình thức bán hàng mới nổi được quan tâm.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử đang trở nên bùng nổ. Việc kết nối đầu ra cho nông sản lên sàn thương mại điện tử đang là một trong những giải pháp để tiêu thụ nông sản và đem lại giá trị cao cho bà con nông dân.
Với sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt thông qua hình thức livestream bán hàng, nông sản Việt Nam đang dần hướng tới lối ra tiềm năng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhiều nông sản tại các địa phương đã tìm đường lên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để kết nối tiêu thụ một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, sự đồng hành của nhiều nhà sáng tạo nội dung (KOL, KOC) "có tiếng" trên mạng xã hội và lĩnh vực livestream bán hàng đã giúp cho nhiều sản phẩm đạt mức tiêu thụ "bão đơn" trong thời gian gần đây.
Với những phiên livestream dài hàng giờ đồng hồ cùng con số lên tới hàng tỷ đồng, hình thức kinh doanh nông sản thời bình thường mới này đang được nhiều "doanh nông" hướng tới, hứa hẹn sẽ là một mảnh đất màu mỡ để quảng bá nông sản một cách trực quan, sinh động, tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, mà còn mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản, vẫn còn nhiều thách thức, rào cản để có thể thành công trên sàn thương mại điện tử.
Những phiên livestream dọn sạch kho hàng nông sản chỉ trong vòng vài tiếng, những "chiến thần" chốt đơn trăm tỷ ngày càng nhiều… trên các nền tảng mua bán thương mại điện tử, đặc biệt là sự nổi lên của TikTok Shop trong thời gian gần đây đã khiến cho không ít người tò mò, quan tâm. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển hay thay đổi quá nhanh về thuật toán của nền tảng, cùng những hạn chế về kinh nghiệm hay nguồn lực, "cuộc chơi" bán hàng trên sàn thương mại điện tử vẫn là bài toán dành cho nhiều người.
"Tiên Quýt" và hành trình "làm nông" từ việc lập kênh TikTok
Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng tại Hà Lan, có nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao, nhưng chị Lâm Thị Mỹ Tiên (huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) vẫn quyết định trở về quê nhà để làm nông. Mỹ Tiên đã bắt đầu hành trình "làm nông" từ việc lập kênh TikTok chia sẻ câu chuyện bán cam, bán quýt của mình để xây dựng thương hiệu, lan tỏa giá trị nông sản.
Nhờ đó, trang trại C-Farm chuyên canh cây có múi với vườn cam, quýt rộng hơn 50ha ở xã Hiếu Liêm (huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) đã mang thương hiệu cam quýt Hiếu Liêm đến gần hơn với người tiêu dùng. Khu vườn cũng là thành quả sau 4 năm miệt mài của bà chủ C-Farm Lâm Thị Mỹ Tiên khi cải tổ khu vườn của gia đình 4 đời trồng cây có múi, từ phương thức sản xuất truyền thống sang ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hiện nay, chị Mỹ Tiên đang sở hữu kênh TikTok Tiên Quýt "triệu view" với hơn 34 nghìn người đăng ký theo dõi.
Rời phố về quê với ước mơ về nối nghiệp gia đình và phát triển thương hiệu cho nông sản quê nhà cam quýt Hiếu Liêm (Bình Dương), trên hành trình mang nông sản quê nhà đến gần hơn với người tiêu dùng, chị Tiên đã bắt đầu xây dựng và chia sẻ nội dung trên kênh TikTok trong gần 2 năm nay.
Hiện nay, chị Mỹ Tiên đang sở hữu kênh TikTok Tiên Quýt "triệu view" với hơn 34.000 người đăng ký theo dõi. Và từ kênh TikTok, chị Tiên nhận về liên tục hàng trăm các đơn hàng, cũng từ đó, nhiều chuỗi cửa hàng lớn cũng đã chủ động đến tận vườn của chị Tiên để hợp tác cung cấp dài hạn, có thể kể đến như Bách Hóa Xanh, Công ty xuất nhập khẩu The Fruit Republic của Hà Lan…
Trong Cafe Talk "TikTok: Kênh truyền thông hay Mô hình kinh doanh" được tổ chức bởi AgriSocial Việt Nam, chị Lâm Thị Mỹ Tiên cho hay, trước khi xây dựng một kênh, cần phải xác định được mục đích của việc xây kênh để làm thương hiệu cá nhân, xây kênh để làm thương hiệu cho doanh nghiệp hay xây kênh để bán hàng…
Tiếp đó, cần xác định được đối tượng của kênh hướng đến là ai? Đối với chị Tiên, đối tượng mà kênh Tiên Quýt hướng đến là khách hàng mua sỉ, là những người sẽ quan tâm về vùng trồng, cách canh tác, cách đóng gói sản phẩm, chất lượng, sức cung ứng, giá cả hợp lý...
Kênh Tiên Quýt thu hút lượt người xem khủng nhờ những lộ trình chi tiết khi kinh doanh nông sản trên sàn TikTok.
Để tuyến nội dung trên kênh trở nên hiệu quả, Tiên Quýt cũng chú trọng ngay từ khâu xây dựng nội dung sản phẩm, trong đó bao gồm hệ thống quy trình tạo ra sản phẩm, tác dụng, ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm, địa điểm bán, chính sách đổi trả, đặc điểm của sản phẩm cạnh tranh, khách hàng quan tâm những thông tin nào của sản phẩm…
Từ những câu chuyện và những trải nghiệm thực tế, chị Tiên đặt mình vào vị trí của khách hàng để mình được những thắc mắc, những cảm xúc của khách, từ đó xây dựng những nội dung có sự đồng cảm thông qua cách kể câu chuyện… đưa thương hiệu đến gần với khách hơn.
Kênh Tiên Quýt cũng được chị Tiên tận dụng các sự kiện "hot" hay các trend, xu hướng trên mạng xã hội để tạo được sự thu hút. "Ví dụ, đợt cam sành rớt giá, đâu đâu cũng giải cứu cam, kênh Tiên Quýt làm video đi sâu về lý do tại sao rớt giá thay vì về việc giải cứu… hoặc trend "Thái Công kinh doanh hàng đắt giá", áp vào giá của Quýt hồng để chưng ngày Tết cũng "đắt đỏ" như vậy, nhằm tạo cảm giác tò mò tại sao lại đắt như thế và muốn mua dùng thử…", chị Tiên cho hay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.