Bắc Giang: Đặc sản giòn rụm xuất hiện trên bàn nhậu giúp người dân ở một ngôi làng thu tiền triệu/ngày

Thứ bảy, ngày 30/04/2022 19:03 PM (GMT+7)
Làng nghề bánh đa Kế trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Bắc Giang. Làng nghề lâu đời này có thêm cơ hội quảng bá khi tỉnh Bắc Giang lần đầu tiên tổ chức một môn thi đấu ở SEA Games 31.
Bình luận 0
Bắc Giang: Đặc sản giòn rụm xuất hiện trên bàn nhậu giúp người dân ở một ngôi làng thu tiền triệu/ngày - Ảnh 2.

Làng nghề bánh đa Kế ở phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang. Hằng ngày, những người làm bánh đa ở đây thức dậy từ 4h, hộ làm nhiều có khi thức từ 1h để bắt đầu ngâm gạo làm bánh đa. Nghề làm bánh đa nơi đây có tuổi đời hàng trăm năm.

Bắc Giang: Đặc sản giòn rụm xuất hiện trên bàn nhậu giúp người dân ở một ngôi làng thu tiền triệu/ngày - Ảnh 4.

Người làm bánh đa Kế thường chọn gạo Khang Dân để bánh được giòn và ngon. Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Hợp tác xã bánh đa Kế cho biết, trong phường Dĩnh Kế có hơn 100 hộ làm bánh đa.

Bắc Giang: Đặc sản giòn rụm xuất hiện trên bàn nhậu giúp người dân ở một ngôi làng thu tiền triệu/ngày - Ảnh 6.

Gạo ngâm khoảng 30 phút, sau đó được cho vào máy xay thành bột để làm bánh đa Kế

Bắc Giang: Đặc sản giòn rụm xuất hiện trên bàn nhậu giúp người dân ở một ngôi làng thu tiền triệu/ngày - Ảnh 8.

Những người làm bánh đa Kế vẫn tránh bánh thủ công bằng tay. Một hộ làm bánh đa ở phường Dĩnh Kế làm khoảng 300 đến 1000 chiếc/ngày. Trừ chi phí, mỗi hộ trung bình lãi được khoảng 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/ngày.

Bắc Giang: Đặc sản giòn rụm xuất hiện trên bàn nhậu giúp người dân ở một ngôi làng thu tiền triệu/ngày - Ảnh 10.

Bánh đa Kế có mùi thơm của vừng, độ béo của lạc. Kỹ thuật rắc vừng, lạc cũng đòi hỏi sự chuyên nghiệp, khi rắc họ lấy tay nhúm lấy những hạt vừng, lạc rồi rắc đều lên trên mặt bánh đa, tập trung dày đặc ở tâm chiếc bánh đa. Điều đặc biệt ở bánh đa Kế, người ta tráng bánh hai lần. Lần đầu khi bánh chín rồi nhưng còn ướt, họ vẫn để bánh trên mặt miếng vải, rồi lại tiếp tục đổ thêm một lượt bột lên trên đợi đến khi chín mới đưa ra. Bánh được tráng hai lần sẽ bảo đảm độ dầy dặn.

Bắc Giang: Đặc sản giòn rụm xuất hiện trên bàn nhậu giúp người dân ở một ngôi làng thu tiền triệu/ngày - Ảnh 12.

Khi bánh chín, người làm bánh đa Kế lấy bánh ra rất khéo léo để bánh không bị rách hoặc méo mó. Người làm bánh đa dùng một ống nhựa dài và to đặt lên một đầu chiếc bánh quấn lại một cách nhẹ nhàng khoảng nửa vòng, rồi từ từ đặt miếng bánh xuống một chiếc phên và gỡ bánh ra.

Bắc Giang: Đặc sản giòn rụm xuất hiện trên bàn nhậu giúp người dân ở một ngôi làng thu tiền triệu/ngày - Ảnh 14.

Khi phơi bánh đa, người làm bánh đặt lên trên những tấm phên đan bằng nứa. Phên phải phẳng phiu, kích thước không được nhỏ hơn bánh đa khi mang từ khuôn ra

Bắc Giang: Đặc sản giòn rụm xuất hiện trên bàn nhậu giúp người dân ở một ngôi làng thu tiền triệu/ngày - Ảnh 16.

Khi bánh se mặt và vẫn còn dẻo, người làm bánh phải kịp thời gỡ bánh cho khỏi dính vào phên tránh bị vỡ, hoặc thủng, rồi mới lật bánh sang mặt bên kia và phơi tiếp cho đến khô

Bắc Giang: Đặc sản giòn rụm xuất hiện trên bàn nhậu giúp người dân ở một ngôi làng thu tiền triệu/ngày - Ảnh 18.

Người dân làng nghề nướng bánh đa trên than hồng để bán

Nguyễn Thắng (Tiền Phong)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem