Giá heo hơi chưa hạ nhiệt, đến lượt giá gà tăng phi mã
Tại hội thảo "Xu hướng tiêu dùng và nhận diện thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm an toàn" do Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch (AFT) tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch AFT, nhận định dịch tả heo châu Phi đã ảnh hưởng đến nguồn cung thịt heo trong nước, kéo theo giá heo hơi và giá thịt heo liên tục tăng cao trong những tuần qua.
Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/11 cho thấy, so với thời điểm này năm trước, giá thịt bò đã tăng 1,29%, thịt gà tăng 1,57%, cá và tôm tươi ướp lạnh tăng 0,89%-1,36%, thủy sản chế biến tăng 0,49%.
Trong khi đó, chăn nuôi heo trong tháng tiếp tục giảm mạnh 22% so với cùng thời điểm năm trước. Dù dịch tả heo châu Phi đã diễn biến chậm lại, nhiều nơi đã qua 30 ngày chưa xảy ra ổ dịch mới nhưng việc tái đàn tại các địa phương vẫn diễn ra chậm do tâm lý e ngại của người chăn nuôi.
Sau thời gian dài ảm đạm, giá gà đã tăng nóng trở lại.
Giá heo hơi tăng cao chủ yếu do nguồn cung thiếu hụt. Nhiều tháng qua, dịch tả heo châu Phi làm cho đàn heo cả nước giảm mạnh, sau đó giá heo hơi tăng lên hơn 70.000 đồng/kg. Nay đến lượt giá gà tăng nóng, lại rơi vào thời điểm cuối năm, trong khi đây là 2 mặt hàng thực phẩm phổ biến đối với người tiêu dùng.
Theo khảo sát của PV Dân Việt, so với các ngày trước, giá heo hơi ở khu vực Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... không có biến động nhiều mà vẫn đang ở ngưỡng trên dưới 70.000 đồng đến 73.000 đồng/kg, tùy loại. Nhờ vậy, giá thịt heo ở các chợ đầu mối ở TP HCM ổn định trong 2 tuần qua. Tại chợ đầu mối Hóc Môn, giá heo mảnh từ 82.000-88.000 đồng/kg, thịt đùi 90.000 đồng/kg, sườn non 130.000 đồng/kg...
Trong khi đó, giá gà công nghiệp trong 10 ngày qua đã tăng rất mạnh, từ 24.000 đồng/kg lên 40.000-45.000 đồng/kg. Gà lông màu tăng từ 36.000-38.000 đồng/kg lên 55.000-60.000 đồng/kg. Do giá xuất chuồng tăng cao nên giá thịt gà bán lẻ trên thị trường cũng tăng cao.
“Giá heo hơi miền Nam chững lại có thể do các lái buôn đang còn nghe ngóng tình hình xem các doanh nghiệp nhập thịt về bán như thế nào để cân đối việc mua, bán trong dân, tránh gặp rủi ro, thua lỗ", ông Phạm Thanh Bình, chủ một trại lợn ở Long Thành (Đồng Nai) chia sẻ.
Nên chuyển sang dùng thịt mát
Theo TS Nguyễn Thị Hồng Minh, việc lựa chọn thực phẩm an toàn đã và đang là điều tất yếu để bảo vệ sức khỏe của mỗi gia đình, đặc biệt khi hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang dần có mặt ở mọi nơi.
Nhưng dân gian lại có câu "Người bán biết, người mua không biết" để chỉ ra thế yếu của người tiêu dùng trong việc mua thực phẩm. Việc mua thực phẩm theo đám đông, theo thói quan, theo khuyến mãi hoặc thích hàng tươi sống mà không quan tâm đến nhiệt độ bảo quản trong thời tiết nóng ẩm, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Phần lớn người tiêu dùng vẫn có thói quen dùng thịt "nóng", thịt tươi sống được bán tại các chợ dân sinh
Theo bà Minh, nếu người tiêu dùng từ bỏ thói quen sử dụng thịt nóng, thịt tươi sống mà chuyển sang sử dụng thịt đông lạnh, thịt mát sẽ an toàn hơn, giá cả cũng sẽ giảm đáng kể.
Khi đó, doanh nghiệp sẽ đưa thịt heo vào trữ dưới dạng đông lạnh khi nguồn cung thừa, giá cả xuống thấp. Từ đó, có nguồn cung đáp ứng được nhu cầu thị trường khi có biến động. Thịt được cấp đông đúng kỹ thuật sẽ an toàn hơn so với thịt tươi, thịt nóng bày bán trên thị trường không được bảo quản đúng cách, dễ bị nhiễm khuẩn.
TS Trần Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi công nghệ - Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP HCM), cho rằng thịt đông lạnh cần được bảo quản đúng nhiệt độ, và mỗi loại thực phẩm có nhiệt độ bảo quản khác nhau.
Nếu độ lạnh không bảo đảm sẽ làm cho vi sinh vật phát triển. Ngay cả thực phẩm chưa qua xử lý nếu trữ trong tủ lạnh cũng làm lây nhiễm vi sinh vật.
Thịt đông lạnh nên sử dụng một lần sau khi rã đông, tránh rã đông nhiều lần. Để tránh trường hợp này nên chia thực phẩm đã đông lạnh thành nhiều phần nhỏ để dùng dần.
Cũng tại hội thảo "Xu hướng tiêu dùng và nhận diện thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm an toàn", các diễn giả gồm thạc sỹ Hoàng Thị Hồng Loan (Cao đẳng Công nghệ Thông tin), bà Trần Lan Hương (Huấn luyện viên dinh dưỡng), TS Trần Thị Ngọc Diệp (ĐH Michigan, Mỹ)... đã nêu ra những quan niệm sai khi lựa chọn, bảo quản thực phẩm; những điều cần biết về thực phẩm đông lạnh; cách nhận diện thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm an toàn... Đồng thời, cung cấp những thông tin hữu ích về xu hướng tiêu dùng hiện nay.
Thịt MEATDeli đạt chứng nhận tiêu chuẩn BRC
Tháng 9/2019, thịt mát MEATDeli đã được chứng nhận tiêu chuẩn BRC - tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội Bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium) thiết lập. Hiện đã có hơn 130 quốc gia áp dụng tiêu chuẩn BRC về an toàn thực phẩm.
Tính đến thời điểm hiện nay, trong lĩnh vực chế biến thịt tươi thì nhà máy Meat Hà Nam của công ty Masan MEATLife - nơi sản xuất thịt mát MEATDeli, là nhà máy đầu tiên và duy nhất đạt chứng nhận về tiêu chuẩn BRC tại Việt Nam.
Pha chế thịt tại Nhà máy Meat Hà Nam. Ảnh: T.L
MEATDeli được sản xuất theo công nghệ châu Âu, do các chuyên gia giàu kinh nghiệm của châu Âu trực tiếp vận hành, giám sát và kiểm nghiệm. Với vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, Tổ hợp chế biến thịt của MEATDeli tại Hà Nam được đầu tư dây chuyền giết mổ từ Marel - công ty hàng đầu thế giới về thiết bị chế biến thịt của Hà Lan cung cấp. Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống vận hành của nhà máy Meat Hà Nam được xem là hệ thống hiện đại nhất và chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam.
Toàn bộ hệ thống nhà máy đều được khép kín và tiệt trùng. Các kỹ sư và công nhân vận hành luôn phải mặc đồng phục, đeo khẩu trang, vệ sinh bằng cồn để đảm bảo an toàn cho miếng thịt lợn.
Ngoài ra, thịt lợn sau khi chế biến sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và giúp thịt tươi ngon. Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt, sản phẩm thịt lợn mát MEATDeli sẽ được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0 – 4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng
Nhà máy Meat Hà Nam hiện cung cấp sản phẩm thịt mát cho hai thị trường Hà Nội và TP.HCM với hơn 390 điểm bán qua các hệ thống của MEATDeli và chuỗi siêu thị Vinmart, Co.opMart và Co.opXtra.
Cũng theo thông tin từ Masan, sau Meat Hà Nam, tập đoàn này đầu tư thêm dự án tổ hợp chế biến thịt lợn mát, thịt mát các loại tại Long An với quy mô 140.000 tấn sản phẩm/năm. Sản xuất, chế biến các sản phẩm từ thịt như thịt kho trứng, giò lụa, chà bông và các sản phẩm khác từ thịt, quy mô 15.000 tấn sản phẩm/năm. Dự án được đầu tư mới hoàn toàn với vốn đầu tư cho giai đoạn 1 lên tới 1.300 tỷ đồng và dự kiến hoạt động chính thức từ tháng 12/2020.
P.V
|
Giá lợn hơi hôm nay 2/12 tại miền Bắc: Cá biệt có nơi bán giá 80.000 đồng/kg
Theo thông tin anh Phạm Ngọc, chủ một trại lợn ở Trung Khánh (Cao Bằng) cho biết, gia đình anh vừa xuất chuồng đàn lợn hơn 50 con siêu (lợn siêu nạc) cho lái buôn với giá 80.000 đồng/kg.
"Đây là sự thật, có thể các lái này mua của tôi xong sẽ đưa sang Trung Quốc bán nên họ mới chịu gật đầu với giá cao như vậy, chứ nếu như lợn hơi ở các tỉnh vùng dưới sẽ không bán được giá đó", anh Ngọc nói.
Anh Ngọc cho biết thêm, hiện giá lợn hơi ở các huyện vùng giáp biên của Cao Bằng vẫn giá nhỉnh cao hơn các huyện khác khoảng trên dưới 2-3 giá (2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg). Đơn cử như lợn siêu nạc nuôi quy mô lớn giá 80.000 đồng/kg, lợn siêu trong dân vẫn bán được 75.000 đồng đến 77.000 đồng/kg...
Trong khi đó, tại Hưng Yên, Hà Nội, chúng tôi ghi nhận thấy giá heo hơi hôm nay 2/12 vẫn đang ở mức khoảng từ 73.000 đồng đến 75.000 đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Phương, chủ một trang trại lợn ở Văn Giang (Hưng Yên) cho biết, thời điểm này giá lợn ngon vẫn bán được từ 74.000 đồng đến 75.000 đồng/kg.
Thiên Ngân
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.