Dân tộc Chăm
-
Nữ thạc sỹ, họa sĩ Chế Kim Trung là người Chăm ở Ninh Thuận đã đạt nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật, đặc biệt là giải về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và bức tranh vẽ về xây dựng Nông thôn mới của đồng Chăm đạt giải A…
-
Nhân dịp Tết Ramưwan, phóng viên Báo Dân Việt theo chân đoàn du khách đến tham quan Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Trung tâm là nơi trưng bày bộ vương miện bằng vàng-báu vật của Hoàng tộc Champa....
-
Ngoài vai trò nhân viên ở Trạm y tế xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chị Wa Hi Da Bi Vi (dân tộc Chăm) còn được biết đến qua công tác thiện nguyện, bảo tồn văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
Bên dưới những "cánh đồng điện gió khổng lồ” ở xã Phú Lạc huyện Tuy Phong (Bình Thuận) lại có những cánh đồng lúa xanh mướt, những vườn táo thơm, ngon do bà con người Chăm làm ra. Chủ tịch Hội Nông dân xã này là một phụ nữ người Chăm, giỏi trồng táo, nuôi gà thả vườn mang lại nguồn thu nhập tốt...
-
Ngày 18/3, tại xã Châu Phong (TXTân Châu, tỉnh An Giang), Vụ Công tác dân tộc địa phương của Uỷ Ban Dân tộc, phối hợp cùng Cục Chính trị Quân khu 9, Ban Dân tộc tỉnh An Giang tổ chức trao quà, khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc Chăm nhân dịp lễ Đón mừng tháng Ramadan năm 2023 của Cộng đồng Hồi giáo (ISLAM).
-
Nhiều hộ nông dân làng Chăm, thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện miền núi Ninh Sơn (Ninh Thuận) thoát nghèo bền vững, vươn lên hộ khá, hộ giàu bằng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó có mô hình chăn nuôi dê, nuôi bò. Các hộ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
-
Ngày 3/3, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Thuận cho biết, năm nay, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bàni) sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 23/3 đến hết ngày 23/4/2023 (nhằm ngày 2/2 đến hết ngày 4/3 năm Quý Mão).
-
Tượng tu sĩ Chămpa Phú Hưng là tác phẩm nghệ thuật độc bản, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật tạo hình của dân tộc Chăm. Tượng hiện được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh và đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2018.
-
Trái bứa được đồng bào dân tộc Chăm (An Giang) xem như gia vị truyền thống. Loại trái này có mùa rộ trùng với thời điểm mùa nước nổi. “Nước đứng” thì trái bứa vừa đủ độ già. Nhờ vậy, đem bứa chế biến để nấu canh chua, kho cá hay làm nước mắm chấm các món nướng… đều ngon, cả hương và vị đều khó lẫn.
-
Sáng 24/10, hàng ngàn người Chăm theo đạo Balamôn đã đổ về tháp Chàm PôKlong Grai ở phường Đô Vinh, TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) mang theo lễ vật thờ cúng để tưởng nhớ công ơn các bậc tổ tiên trong dịp lễ hội Katê 2022.