Ninh Thuận: Nữ thạc sỹ, họa sĩ Chế Kim Trung, người thổi hồn văn hóa Chăm vào từng tác phẩm
Ninh Thuận: Nữ thạc sỹ, họa sĩ Chế Kim Trung, người thổi hồn văn hóa Chăm vào từng tác phẩm
Bùi Phụ
Thứ sáu, ngày 19/05/2023 10:00 AM (GMT+7)
Nữ thạc sỹ, họa sĩ Chế Kim Trung là người Chăm ở Ninh Thuận đã đạt nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật, đặc biệt là giải về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và bức tranh vẽ về xây dựng Nông thôn mới của đồng Chăm đạt giải A…
Một ngày trung tuần tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến thăm căn nhà và cũng là phòng tranh của nữ thạc sỹ, họa sĩ Chế Kim Trung nằm trên đường Ngô Gia Tự, TP. Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận).
Khi chúng tôi đến, cũng là lúc gia đình họa sỹ Chế Kim Trung đón Tết Ramưwan truyền thống của người Chăm. Dẫn chúng tôi tham quan phòng tranh, họa sỹ Chế Kim Trung kể lại chi tiết, thời điểm từng bức tranh vẽ.
Nhìn những bức tranh, chúng tôi có cảm giác ở đây như một bảo tàng văn hóa Chăm thu nhỏ, bởi hàng trăm tác phẩm nghệ thuật, tranh, tượng, gốm... đủ màu sắc được chủ nhân xếp đặt và treo "bắt mắt" khắp căn phòng.
Mỗi tác phẩm mang một chủ đề, một nét độc đáo riêng cuốn hút người xem. Nội dung trong từng mỗi tác phẩm, đều thể hiện cuộc sống của đồng bào Chăm từ xa xưa đến nay.
Đặc biệt là tác phẩm "Làng Chăm Ơn Bác", qua nét cọ của nữ họa sỹ Chế Kim Trung thể hiện rõ cuộc sống đồng bào Chăm và sự kính trọng đến Bác Hồ.
Hay như tác phẩm "Nông thôn mới vùng Chăm" được chủ nhân treo trang trọng giữa nhà thể hiện sự đoàn kế của đồng bào Chăm với quyết tâm xây dựng Nông thôn mới. Trong bức tranh thể hiện từng con người, từ trẻ đến lớn tuổi cung chung tay xây dựng vùng quê trở nên xanh, sạch đẹp, hiện đại hơn với đầy đủ các công trình như: Điện - đường - trường - trạm...
“Tôi luôn mơ ước vùng quê Ninh Thuận nói riêng và vùng quê Việt Nam mình nói chung sẽ ngày càng giàu sang, các em nhỏ đều được cắp sách đến trường, sống thanh bình, thương yêu nhau, đoàn kết theo lời Bác Hồ đã dạy. Bởi vậy trong từng tác phẩm sáng tác, tôi luôn gửi ước mơ và hồn mình vào trong tác phẩm đó…”, chị Chế Kim Trung tâm sự.
Vượt qua bệnh tật của tuổi thơ
Tận tay pha bình trà mời khách phương xa, họa sỹ Chế Kim Trung kể lại hành trình tuổi thơ bệnh tật của mình và những tháng ngày nuôi dưỡng ước mơ, vẽ lại nét đẹp vùng quê thanh bình, yên ả nơi chị sinh ra, lớn lên.
“Năm tôi 3 tuổi, trong lúc chơi đùa với người chị ruột, vô tình ngòi bút lá tre(bút chấm mực để viết) văng vào trúng con mắt bên trái. Dù được cha tôi đưa đi nhiều bệnh viện chữa trị, kể cả và Sài Gòn những vẫn không khỏi nên mắt trái bị hư vĩnh viễn. Bởi vậy, nếu các bạn cùng trang lứa học thời đó học một thì tôi phải cố gắng gấp đôi. Tôi sinh ra và lớn lên bên những cánh đồng lúa, chiều chiều thấy những cánh diều no gió bay cao lên trời xanh, bọn trẻ chúng tôi gửi những ước mơ đẹp vào đó, nên nuôi mãi ước mơ vẽ lại những khung cảnh đẹp và thơ mộng này…”, họa sỹ Chế Kim Trung chia sẻ.
Được biết, chị Chế Kim Trung sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, nổi tiếng trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. Cha chị là giáo viên và tất cả 8 anh chị em của chị đều ăn học đến nơi đến chốn.
Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP.HCM, chị Chế Kim Trung về dạy ở Trung tâm Hướng nghiệp và dạy nghề ở Ninh Thuận. Ở đây chị chuyên dạy những môn như: hội họa, mỹ thuật, thiết kế thời trang, thêu ren và cắt may...
Những ngày cuối tuần, chị dành thời gian đi thực nghiệm những làng nghề truyền thống của người Chăm như làng gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và chứng kiến, nghe lại những âm điệu nhạc Chăm truyền thống nên ngày càng thôi thúc chị cầm cọ vẽ lại cái đẹp của quê hương mình.
Sau khi lấy chồng và con 2 con và lúc cậu con trai thứ hai mới tròn 1 tuổi, chị Chế Kim Trung tâm sự với chồng muốn thi vào Trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM để bước thêm trên con đường nghệ thuật.
Chồng chị là anh Thành Chiểu, bày tỏ sự ủng hộ hết lòng nên đầu năm 2002, chị khăn gói vào TP.HCM thi đại học và bất ngờ đỗ thủ khoa Trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM.
“Hơn 4 năm làm sinh viên của trường, tôi vẽ các tác phẩm về con trai mình theo ý nghĩa truyền thống về lễ trưởng thành của một thiếu niên người Chăm và tác phẩm đạt giải thưởng cao của trường vào năm 2003. Đây là giải thưởng được xem khởi đầu quan trọng nhất của đời tôi…”, họa sỹ Chế Kim Trung tâm sự.
Năm 2005, họa sĩ Chế Kim Trung đã sớm được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt Nam khu chị còn đang ngồi trên giảng đường đại học. Năm 2007, chi tốt nghiệp trở về Ninh Thuận tiếp tục dạy học và dành hết thời gian cho sự nghiệp sáng tác…”.
“Tôi dành hết tâm trí cho hội họa và nghiên cứu sâu về văn hóa dân tộc mình, nên trong mỗi tác phẩm của tôi từ bình gốm, đến tranh vẽ đều mang một nét riêng của cái hồn dân tộc Chăm. Nét riêng đó là những lễ hội, những sắc màu, cái nắng cháy gắt nhưng rực rỡ như những hoa tươi của vùng nắng gió Ninh Thuận quê mình...”, chị Kim Trung chia sẻ.
Theo lời, họa sỹ Chế Kim Trung, lúc này chị vẫn thấy mình còn thiếu nên nằm 2011, chị quyết định nộp đơn thi làm luận văn cao học tại Thái Lan về hội họa.
Suốt những năm theo học ở Thái Lan, chị đã tạo nên một thiện cảm trong lòng bạn bè quốc tế học cùng trường về những bức tranh vẽ đậm sắc màu dân tộc Chăm của mình thể hiện Qua 50 tác phẩm sáng tác, 50 tín chỉ chị viết bằng tiếng Anh.
Tháng 3/2013, họa sĩ Chế Kim Trung đã bảo vệ thành công và đạt điểm tối ưu cho luận văn Thạc sỹ.
Với tấm bằng này, họa sỹ Chế Kim Trung là vị thạc sĩ chuyên ngành Nghệ thuật thị giác đầu tiên và duy nhất của người Chăm hiện nay.
Người chồng phía sau sự nghiệp
Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, chị Chế Kim Trung luôn nhắc đến người chồng của mình là anh Thành Chiểu. Bởi nhiều nằm trời chị đi học ở xa nhà, anh Thành Chiểu đã thay chị làm “Mẹ” của 2 đứa con chị.
“Tôi chịu ơn chồng tôi nhiều lắm. Nếu không có ảnh, tôi không có sự nghiệp như ngày hôm nay. Quan trọng hơn nữa anh là người góp ý cho tôi trong từng tác phẩm và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật bất tận của tôi…”, chị Chế Kim Trung tiết lộ.
Theo lời chị Kim Trung, kinh tế gia đình chị hiện ổn định nhờ tiền lương dạy học và tiền thu nhập từ nguồn bán tranh và các tác phẩm nghệ thuật khác.
Hai đứa con trai của chị đều tốt nghiệp đại học, người con lớn là kiến trúc sư, người con nhỏ tốt nghiệp ngành luật.
Nữ thạc sỹ- họa sỹ Chế Kim Trung (SN 19/6/1971), trong một gia đình hiếu học người Chăm Bà Ni ở Ninh Thuận.
Chị đang giảng dạy tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên- Hướng nghiệp tỉnh Ninh Thuận hiện là Trưởng chuyên môn Mỹ thuật. Bà lấy bằng Thạc sỹ Mỹ thuật (chuyên ngành Nghệ thuật thị giác ) tại Trường Đại học MAHASARAKHAM- Vương quốc Thái Lan.
Trước đó chị tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm Mỹ thuật tại trường Đại Học Mỹ thuật TP.HCM và Cử nhân Sư phạm Lịch sử - Mỹ thuật Trường Đại Học Đà Lạt liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận.
Từ năm 2000 đến cuối năm 2022, chị đã sáng tác hơn 500 tác phẩm tranh, gốm, tượng, mỹ thuật ứng dụng. Bà đạt được 31 Giải thưởng Khu vực Đông Nam Bộ và Giải thưởng cấp Trung ương, Bộ, Ban, Ngành…
Clip: Họa sĩ Chế Kim Trung nói về các tác phẩm của mình. Thực hiện: Bùi Phụ - Đức Cường
Tranh của họa sỹ Chế Kim Trung được chọn triển lãm ở các nước Sông Mê kông tại Thái Lan vào năm 2013. Nhiều tác phẩm tranh sơn dầu, gốm nghệ thuật được Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia sưu tập lưu vào Bộ sư tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc…
Chị tham gia làm giảng viên môn vẽ mỹ thuật, thiết kế… cho học sinh, sinh viên, nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt là giảng dạy cho các Nghệ nhân 2 làng nghề thủ công truyền thống: Làng Gốm Chăm Bàu trúc và Làng Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp của người Chăm tại huyện Ninh Phước.
Năm 2015, họa sỹ Chế Kim Trung nhận được Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam: "Đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực bảo và phát triển văn hoá dân tộc từ năm 2004 đến 2014 góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc".
Một số giải thưởng tiêu biểu:
Năm 2010: Tác phẩm "Làng Chăm Ơn Bác", đạt giải thưởng tác phẩm nghệ thuật xuất sắc hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Ban Tuyên Giáo Trung ương phát động.
Năm 2013: Tác phẩm "Người Chăm làm theo lời Bác", đạt giải nghệ thuật xuất sắc về chủ đề "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", do Ban Tuyên Giáo Trung ương phát động.
Năm 2018: Tác phẩm "Nông thôn mới vùng Chăm", đạt Giải C về chủ đề "học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do Ban Tuyên Giáo Trung ương phát động.
Năm 2011: Tác phẩm"Miền Nam trong trái tim Bác", đạt Giải B và năm 2012: Tác phẩm "Sắc màu lễ hội Katê Chăm", đạt Giải A (duy nhất) của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức. Tác phẩm đang lưu Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.