Đào tạo nghề cho LĐ nông thôn - nông dân, nông nghiệp hưởng lợi!

Trần Quang Thứ ba, ngày 12/12/2017 11:15 AM (GMT+7)
LTS: Ngày 27.11.2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1956 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và đến ngày 1.7.2015 ban hành Quyết định 971 sửa đổi. Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định 971, đến nay chương trình đã đào tạo được hàng trăm nghìn lao động. Theo Bộ NNPTNT, để chương trình có được kết quả tốt, tới đây việc đào tạo nghề cần phải gắn với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Bình luận 0

Năm 2017 là năm thứ 2 thực hiện đào tạo nghề thuộc nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề nông nghiệp. Tính đến nay, đã có trên 160.000 người được học nghề nông nghiệp

Đa dạng hóa công tác đào tạo nghề

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đào tạo nghề (Bộ NNPTNT), sau 9 tháng triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, đến nay tổng số người được học nghề đã lên đến 162.180/210.430 người (đạt 77% kế hoạch đề ra).

img

Công nhân được đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm ngay tại một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội). Ảnh: Trần Quang

Trong đó, kết quả đào tạo nghề nông nghiệp ở các địa phương sau 9 tháng đầu năm đã đạt khoảng 120.000/210.430 lao động, đối tượng được đào tạo chủ yếu là lao động thực hiện các chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp với khoảng 43.000 là thành viên HTX (trong đó 950 cán bộ quản lý HTX) và lao động liên kết với doanh nghiệp; 41.000 là lao động nông nghiệp và trang trại chủ yếu cho vùng sản xuất hàng hóa; đào tạo để an sinh xã hội nông thôn khoảng 36.000 lao động cho các vùng khó khăn.

Cùng với đó là việc đào tạo nghề từ nguồn xã hội hóa, theo báo cáo chưa đầy đủ của các doanh nghiệp, hiệp hội, đã đạt trên 40.000 lao động.

Cũng theo Ban chỉ đạo đào tạo nghề, việc triển khai nguồn vốn năm 2016 thực hiện cho năm 2017, các địa phương đã mở 48 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.600 lao động nông thôn làm việc trong các doanh nghiệp, HTX hoặc có tham gia liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, HTX, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp... và 17 lớp đào tạo nghề để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán cho 580 cán bộ HTX, ưu tiên cho các HTX thực hiện Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21.3.2016 của Thủ tướng Chính phủ. Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

img

Sau 9 tháng triển khai, tổng kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp được phân bổ ở các địa phương là 210.159 tỷ đồng.

Đến hết tháng 9.2017, các mô hình đã thực hiện được 90% kế hoạch. Các mô hình đã thực hiện theo chủ trương chỉ đạo của Bộ NNPTNT là đào tạo cho lao động làm trong các doanh nghiệp, HTX có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, như mở lớp đào tạo nghề trồng, khai thác mủ cao su cho lao động liên kết sản xuất với Tổng Công ty Cao su Việt Nam; nghề nuôi tôm theo VietGAP cho lao động tham gia sản xuất với Công ty Thủy sản Quảng Ninh; nghề sản xuất lúa chất lượng cho lao động liên kết với Tổng Công ty Lương thực miền Nam… Đến nay, một số lớp đã học xong, lao động có việc làm ổn định, được các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả.

Riêng việc triển khai nguồn vốn năm 2017, chương trình đã mở 57 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho gần 2.000 lao động nông thôn làm việc trong các doanh nghiệp, nông dân có tham gia liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, HTX và mở 5 lớp đào tạo nghề để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán cho 170 cán bộ hợp tác xã.

Vẫn còn một số tồn tại

Theo báo cáo, bên cạnh các mặt được, thực tế việc tổ chức đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế, như một số địa phương bám theo định hướng chỉ đạo của Bộ, chưa điều chỉnh kế hoạch, vẫn đào tạo theo nếp cũ (phân bổ kinh phí đào tạo nghề cho huyện, thậm chí đến xã), dẫn đến việc xác định nhu cầu, đối tượng và tổ chức đào tạo nghề khó khăn, phân tán; chưa đi vào đào tạo nghề cho lao động làm việc ở doanh nghiệp, HTX, vùng sản xuất hàng hóa, sản xuất công nghệ cao, dẫn đến hiệu quả đào tạo nghề không cao.

Đặc biệt là hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng. Các vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng khác, trong khi kinh phí Trung ương hỗ trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn mức hỗ trợ của các vùng khác. Đáng chú ý là đối tượng nông thôn được học nghề và lao động nông thôn sau học nghề không được vay vốn để mở rộng phát triển sản xuất nên hiệu quả sau đào tạo không cao.

Bên cạnh đó, việc xác định danh mục nghề nông nghiệp vẫn còn dàn trải, chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp... dẫn đến hiệu quả không cao.

Ngoài ra, một bộ phận lao động chưa xác định học nghề để nâng cao trình độ phát triển sản xuất cho bản thân, gia đình, vẫn học theo phong trào. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề của một số đơn vị đào tạo nghề cấp huyện và các tổ chức đoàn thể tham gia đào tạo nghề vẫn còn thiếu về số lượng và còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem